Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa - nhà khoa học lớn với Cách mạng Việt Nam
Cuốn sách gồm những bài viết về cuộc đời, sự nghiệp của đồng chí Trần Đại Nghĩa trong Hội thảo khoa học “Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa - Nhà khoa học lớn với cách mạng Việt Nam” do Tỉnh ủy Vĩnh Long, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 10-9.
Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ. Ông sinh ngày 13-9-1913 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Chánh Hiệp, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long).
Từ nhỏ, cậu bé Lễ đã rất hiếu học, có tư chất thông minh, có nghị lực, ham học hỏi. Phạm Quang Lễ luôn đứng hạng ưu trong các kỳ thi của các trường, đứng đầu hai kỳ thi tú tài bản xứ và tú tài Tây. Khi được học bổng sang Pháp học, Phạm Quang Lễ quyết tâm chạy đua với thời gian, lấy được 6 bằng đại học và chứng chỉ của các trường đại học danh tiếng của Pháp. Cũng trong thời gian đó, Phạm Quang Lễ đã tự tìm tòi nghiên cứu về ngành chế tạo vũ khí. Sau này về nước, ông đã sáng tạo, sáng chế được những vũ khí rất có ý nghĩa đối với thực tiễn Cách mạng Việt Nam.
Với lòng yêu nước thiết tha, ông đã từ bỏ cuộc sống ở Pa-ri (Pháp) theo Hồ Chủ tịch về nước. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên Trần Đại Nghĩa cho Phạm Quang Lễ. Từ những năm 1950 cho đến cuối đời, nhà khoa học Trần Đại Nghĩa được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao nhiều trọng trách trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã từng giữ các chức vụ quan trọng: Cục trưởng Cục Quân giới, Cục trưởng Cục pháo binh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hiệu trưởng đầu tiên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.
Dù hoạt động trong nhiều lĩnh vực, với các cương vị, chức vụ công tác khác nhau, ở bất cứ đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Cuộc đời hoạt động và cống hiến của đồng chí đã nêu một tấm gương sáng về nghị lực, nhân cách, sự cống hiến hết mình trong lao động, nghiên cứu khoa học.
Nội dung cuốn sách gồm các bài tham luận của các cơ quan, đoàn thể, các bộ, ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, của các đồng chí lãnh đạo, đồng đội, đồng nghiệp và những thế hệ kế tiếp về cuộc đời, sự nghiệp, tài năng, nhân cách, những đóng góp của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa với Cách mạng Việt Nam, đặc biệt là những đóng góp của ông với lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, khoa học - kỹ thuật quân sự, trong nghiên cứu khoa học và đào tạo đội ngũ cán bộ tri thức. Các bài tham luận cũng đánh giá về tài năng, nhân cách của một nhà khoa học, về vị tướng, về người thầy, về Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa - người con ưu tú của quê hương Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Với những cống hiến to lớn đối với nhân dân, với đất nước, Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và Danh hiệu Anh hùng Lao động tại Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất năm 1952. Năm 1966, đồng chí được bầu làm Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Năm 1996, đồng chí được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (bazooka, súng không giật, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954.
Có thể nói, những bài viết trong cuốn sách là những dòng tâm huyết của các tác giả, bước đầu đã cung cấp khá toàn diện cho người đọc về chân dung một nhà khoa học Phạm Quang Lễ - Trần Đại Nghĩa tài năng, đức độ. Thông qua các bài viết trong cuốn sách, ta thấy cuộc đời, sự nghiệp và nêu cao tấm gương về học tập, hoạt động cách mạng và những đóng góp xuất sắc của ông với quê hương và cách mạng Việt Nam; tôn vinh phẩm chất cách mạng và tấm gương của nhà trí thức lớn đã sớm giác ngộ và cống hiến trọn đời cho sự nghiệp Cách mạng; khẳng định phẩm chất đạo đức, những công lao, đóng góp của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa với cách mạng Việt Nam, với dân tộc và quê hương Vĩnh Long. Qua đó, khơi dậy lòng tự hào về quê hương đất nước, góp phần giáo dục thế hệ trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay./.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cắt băng khánh thành Nhà máy sữa Việt Nam  (10/09/2013)
Đoàn công tác số 3 làm việc với Đảng ủy Công an Trung ương  (10/09/2013)
Việt Nam - Lào chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng Đảng  (10/09/2013)
Tặng Huân chương cho Chủ tịch Hội hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam  (10/09/2013)
Vun đắp tình hữu nghị giữa Việt Nam - Tây Ban Nha  (10/09/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên