Ngăn chặn ô nhiễm môi trường tro ng quá trình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở cá c tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi sau trong việc hình thành các khu công nghiệp, nên nhiều nơi tìm mọi cách thu hút đầu tư để phát triển bất chấp thực trạng ô nhiễm môi trường. Nhìn nhận, tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trường là trách nhiệm không chỉ của các cấp chính quyền mà còn đòi hỏi nhận thức đúng đắn từ các doanh nghiệp.
Ô nhiễm môi trường - một vấn nạn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Nền kinh tế đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp trong GDP mới chỉ chiếm 20%, (có tỉnh tỷ trọng này chừng 10%). Mặc dù dân số chiếm 21% nhưng FDI từ 1988 đến 2007 bằng 4%, GDP bình quân đầu người chỉ chiếm 80% so mức trung bình của cả nước. Chính từ những lo lắng này, các tỉnh càng quyết tâm hơn trong việc thành lập các khu công nghiệp, mời gọi đầu tư từ nước ngoài. Mặt khác, trong khi Thành phố Hồ Chí Minh tái cấu trúc cơ cấu kinh tế, di chuyển các nhà máy gây ô nhiễm môi trường ra bên ngoài, nhiều dự án bị từ chối tại đây được các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đón nhận. Đó là điều có thể hiểu được và chia sẻ với nhiều tỉnh đang rất khát khao vốn đầu tư.
Phải khẳng định, hình thành các khu công nghiệp là cơ hội tốt giúp các tỉnh tăng trưởng GDP. Chính vì vậy, hầu hết các tỉnh đã xem việc thành lập khu công nghiệp, cụm công nghiệp như là giải pháp cần thiết thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Phát triển ào ạt các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhưng một số địa phương vẫn còn thiếu các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường, dẫn đến sự ô nhiễm ngày càng cao. Thông tin từ Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Nam Bộ cho biết, tổng lượng nước thải công nghiệp khoảng 47 triệu m3/năm, chất thải rắn 220 nghìn tấn, trong đó 2.400 tấn chất nguy hại chưa được xử lý, số này sẽ tăng nhanh hơn trong thời gian tới, đồng thời có tác động đáng kể đến tài nguyên môi trường và phát triển bền vững.
Điển hình, khi những tin tức ban đầu về việc tỉnh Hậu Giang cấp phép dự án đầu tư nước ngoài cho nhà máy giấy và bột giấy (có công suất thuộc loại lớn nhất nước) với số vốn lên đến hàng tỉ USD thì đã có nhiều ý kiến bàn tán gồm cả khen ngợi lẫn lo ngại. ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã tổ chức họp mời đại diện các ban, ngành trung ương và một số chuyên gia để cung cấp thông tin đầy đủ; mặc dù vậy, những ý kiến khác nhau vẫn không chấm dứt. Các nhà kinh tế môi trường đã cảnh báo rằng, những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao, tốt nhất nên tránh xa ngay từ đầu, một khi đã đưa vào thì ngăn chặn không dễ, đóng cửa càng không đơn giản. ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có Nhà máy Giấy Hậu Giang mà còn nhiều dự án khác cũng có nguy cơ gây ô nhiễm rất cao. Bên cạnh các nhà máy, ngành chế biến thủy sản cũng đang là thủ phạm của nạn ô nhiễm; riêng việc nuôi cá tra, cá ba sa hằng năm cũng đã tạo ra lượng bùn thải trên dưới nửa triệu tấn, một phần trong số này chưa được xử lý. Ngành nông nghiệp với phương pháp canh tác hiện nay cũng là một trong những nguồn gây nguy hại đến môi trường khi hàng nghìn tấn hóa chất, nông dược thấm xuống lòng đất, chảy ra sông.
Môi trường là vấn đề hết sức phức tạp. Ngay trong một khu công nghiệp việc bố trí các dự án không thích hợp cũng đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư trước đó, chẳng hạn bố trí nhà máy chế biến thức ăn gia súc bên cạnh nhà máy chế biến thực phẩm đã có trước đó, thì người chịu tổn thất là nhà máy thực phẩm (cho con người) chứ không phải nhà máy chế biến thức ăn cho tôm cá. Việc địa phương nằm trên nguồn nước bố trí dự án có thể gây thiệt hại cho các địa phương nằm dưới nguồn là vấn đề khó giải quyết, thiệt hại cũng rất lớn, tiếc rằng điều này đang xảy ra và có thể gia tăngnhanh hơn trong thời gian tới.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long chịu mọi tác động từ phía thượng lưu như việc xây đập thủy điện, khai thác vận tải, nắn dòng chảy, sự ấm lên của trái đất làm mực nước biển dâng cao... đó là những tác nhân từ bên ngoài. Về chủ quan, đây là vùng đất đa dạng sinh học, nơi cung cấp nguồn lương thực và thủy hải sản lớn nhất, cũng là nơi sử dụng một lượng hóa chất không nhỏ. Điều gì sẽ xảy ra nếu đồng bằng sông Cửu Long bị biến đổi không còn là vùng sinh thái và là nguồn cung cấp thực phẩm lớn nhất cho đất nước và cho chính mình?
Xử lý môi trường - tầm nhìn và trách nhiệm
Nếu đồng bằng sông Cửu Long luôn phải đối phó với tình trạng cơ sở hạ tầng thấp kém, khoa học - công nghệ lạc hậu, lại khao khát tốc độ tăng trưởng cao thì sự xuống cấp nhanh chóng về môi trường là khó tránh. Để bảo đảm sự bền vững, Chính phủ gia tăng đầu tư không chỉ đối với hệ thống hạ tầng giao thông mà còn bao gồm hàng loạt vấn đề từ khoa học, công nghệ, y tế sức khỏe đến cải tổ để nâng cấp toàn bộ nền nông nghiệp.
Môi trường là một loại hàng hóa công cộng, khó phân định ai là chủ sở hữu và cũng không ai nghĩ rằng mình là tác nhân gây nên thảm họa, nên lỗi thường được quy về người khác. Nước phát triển thì cho rằng đó là do các nước kém phát triển, ở những nước đang phát triển thì nghĩ đó là do những nước phát triển gây nên. Một người hay một nhóm người có thể là nạn nhân bởi hành vi của người khác, nhưng đồng thời cũng là nạn nhân của chính mình. Đó là mặt trái của thị trường và ở đây rất cần đến vai trò của nhà nước. Nếu nhà nước (bao hàm cả cấp chính quyền địa phương) không đảm đương tốt vai trò này, trái lại còn là một bên tác động làm yếu đi các chuẩn mực bảo vệ thì vấn đề sẽ trở nên hết sức phức tạp, hậu quả khôn lường. Tính phức tạp, nghiêm trọng của suy thoái môi trường đã đẩy lên mức quy mô toàn cầu và không một quốc gia nào có thể đi ngược lại. Nhận thức xã hội hiện đang thay đổi rất nhanh. Giờ đây người tiêu dùng trong nước cũng rất nhạy cảm với các sản phẩm gây hại cho sức khỏe, họ sẵn sàng quay lưng với hàng trong nước nếu không bảo đảm chất lượng. Và người dân cũng sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn với các nhà máy gây ô nhiễm, phản ứng đó sẽ quy về cho chính quyền địa phương về việc cấp giấy phép cũng như kiểm tra xử lý.
Việc xem nhẹ các yếu tố môi trường tới đây có thể xem như là tình trạng thiếu văn minh, nặng nề hơn là thiếu văn hóa, thiếu trách nhiệm chứ không còn là vấn đề thiếu tầm nhìn. Tác động của các báo cáo môi trường có thể làm thay đổi thái độ của người tiêu dùng và các công ty đa quốc gia, các công ty nắm những bí quyết công nghệ không muốn tổn thương hình ảnh của mình sẽ không đầu tư vào những nơi mà vấn đề môi trường bị xem nhẹ. Vì vậy, chức năng của Nhà nước là khắc phục thảm họa môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững nên không thể vì chạy đua theo thành tích mà xem nhẹ những di hại.
Các khu công nghiệp cũng phải tính đến những tác động thay đổi. Tính hấp dẫn của khu công nghiệp phải thể hiện ở chỗ hạ tầng thuận lợi hơn, lao động chuyên môn hơn, các dịch vụ logistic tốt hơn. Khu công nghiệp cũng phải hơn hẳn ngoài khu công nghiệp trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trường, trách nhiệm xã hội với dân cư địa phương sở tại, những người bị tác động bởi hoạt động củacác nhà máy trong khu côngnghiệp.
Cần nghiên cứu hình thức tổ chức để tăng cường tính liên kết bên trong và bên ngoài các khu, cụm công nghiệp. Hiện nay, tỉnh nào cũng quy hoạch có khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhưng mỗi khu, cụm hoạt động biệt lập, thiếu mối quan hệ liên kết, không giảm được các loại chi phí. Cần vận dụng đúng cấu trúc của một cluster(1) để thúc đẩy mối quan hệ các khu công nghiệp, tăng tính hấp dẫn và năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế. Lợi ích của cluster khi đã hình thành sẽ giảm được chi phí giao dịch, chi phí thông tin của doanh nghiệp trong cụm, trong đào tạo, tuyển dụng lao động, phát triển kỹ năng chuyên môn, chuyên biệt hóa sảnxuất.
Bảo vệ môi trường - nền tảng phát triển của tương lai
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là để có được cơ cấu kinh tế tốt hơn chứ không phải để có nhiều nhà máy. Cốt lõi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giá trị gia tăng của sản phẩm nhằm tăng GDP, có thêm được nhiều công ăn việc làm chứ không phải là làm thay đổi về mặt hình thức các con số tỷ trọng khu vực I hay khu vực II. Khi tạo được nhiều hơn giá trị gia tăng thì cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống, công nghiệp chế biến, dịch dụ tăng lên. Với tỉ trọng cao hơn của khu vực II không phải luôn luôn là dấu hiệu biểu thị của cơ cấu kinh tế hiệu quả, không phải cái mà nền kinh tế tri thức hướng đến.
Tư duy chuyển dịch cơ cấu kinh tế để có tỉ trọng công nghiệp cao trong GDP sẽ nhanh chóng lỗi thời bởi cơ cấu năng lượng đang thay đổi. Sự thúc đẩy năng lượng xanh sẽ đẩy công nghệ sinh học, công nghệ biến đổi gen, cái mà châu Âu từng ngập ngừng trở thành động lực trong phương thức sản xuất mới. Người ta dự báo vốn, tri thức và công nghệ sẽ di chuyển về khu vực I (nông nghiệp), dĩ nhiên đó là nền nông nghiệp mới chứ không phải là nông nghiệp như hiện nay của chúng ta. Nhưng đã là nông nghiệp thì vẫn cần tới đất, tới điều kiện sinh thái, môi trường, những điều kiện tối thiểu để nó dựa vào đó mà phát triển. Với ngành nông nghiệp mới, có thể tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn là công nghiệp, đặc biệt so với công nghiệp lắp ráp, hóa chất và những ngành dễ gây ô nhiễm.
Tài nguyên biển bị khai thác cạn kiệt, thì thực phẩm cung cấp cho con người cũng trở nên khan hiếm. Chắc chắn là những loại hàng như vậy trong tương lai không phải nơi nào cũng có thể cung cấp được. Là vùng có ưu thế bậc nhất về nông nghiệp, chế biến thực phẩm, lợi thế không phải vùng nào trong nước cũng có đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn có khả năng tạo thêm được nhiều hơn giá trị gia tăng từ sản phẩm hiện có nếu có được sự nhận thức đầy đủ về lợi ích và có những giải pháp thích hợp.
Từ bỏ cái mạnh, đổi lấy cái yếu chắc hẳn không thể giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh. Đồng bằng sông Cửu Long đã từng đi sau trong thu hút đầu tư nước ngoài bởi nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân từ cơ sở hạ tầng, từ chất lượng nguồn nhân lực, cũng có nguyên nhân từ thiếu tầm nhìn trong chuyển hướng chiến lược. Trước bối cảnh hiện nay để tiến lên thì cần có nhiều giải pháp để chuyển động thay vì đi lôi kéo các dự án mà nơi khác từ chối để tổn hại đến các ưu thế đang có, làm như vậy một lần nữa rơi vào vòng luẩn quẩn thiếu tầm nhìn và lại vẫn là khu vực đi sau.
Cần nhận thức đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của cả nước về kinh tế cũng như về môi trường, có thể thừa hưởng thành quả từ phát triển kinh tế của đất nước và đóng góp cho đất nước những cái mà mình đang có. Cần tận dụng các ưuthế để xây dựng năng lựccạnh tranh chuẩn bị cho lâu dài.
Chính quyền địa phương với việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở  (22/04/2008)
V.I Lê-nin chống bệnh quan liêu, bao che, tham nhũng  (21/04/2008)
V.I.Lê-nin chống bệnh quan liêu, bao che, tham nhũng  (21/04/2008)
Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc trong thế kỷ XXI  (21/04/2008)
Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc trong thế kỷ XXI  (21/04/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên