“Tư tưởng chính trị của cựu Tổng thống U-gô Cha-vết và đánh giá tương lai của cuộc cách mạng Bô-li-va-ri-a-na”
TCCSĐT – “Tư tưởng chính trị của cựu Tổng thống U-gô Cha-vết và đánh giá tương lai của cuộc cách mạng Bô-li-va-ri-a-na” là chủ đề cuộc Tọa đàm do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Bô-li-va-ri-a-na Vê-nê-xu-ê-la tại Việt Nam tổ chức sáng ngày 26-4-2013, tại Hà Nội.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Bô-li-va-ri-a-na Vê-nê-xu-ê-la tại Việt Nam, ông Gioóc-giơ Rô-đôn U-xa-tê-gi (Jorge Rondon Uzcategui); GS. TS Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Vê-nê-xu-ê-la; PGS. TS Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tham dự Tọa đàm.
Ngày 11-6-2012, nhân dịp kêu gọi bầu cử tổng thống, cố Tổng thống U-gô Cha-vết đã giới thiệu kế hoạch xã hội lần thứ hai 2013 - 2019, trong đó vạch ra 5 mục tiêu để xác định hiện tại và tương lai của đất nước Vê-nê-xu-ê-la là một đất nước tự do có chủ quyền. Đó là: |
“Mô hình chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” mà nhân dân Vê-nê-xu-ê-la cùng các nước Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo, Ni-ca-ra-goa và một số nước Mỹ La-tinh đang xây dựng đã đạt được những thành tựu quan trọng bước đầu, như chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện, đối ngoại được mở rộng, an ninh được củng cố, vị thế của Vê-nê-xu-ê-la và nhiều nước trong khu vực được củng cố và nâng cao trên trường quốc tế. Để đạt được những thành tựu trên không thể không nhắc đến tư tưởng chính trị và công lao của cựu Tổng thống U-gô Cha-vết.
Tại buổi Tọa đàm, các học giả Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la đã trao đổi những kết quả nghiên cứu, những suy nghĩ, cảm tưởng về mô hình “chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI ở Mỹ La-tinh hiện nay”; những nội dung đặc sắc trong tư tưởng của cố Tổng thống U-gô Cha-vết…; về cuộc cách mạng Bô-li-va-ri-a-na, cùng những nhận thức về hướng đi, giải pháp và tương lai cho việc tiến tới xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn - xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; nâng cao tính độc lập của khu vực, tạo tiền đề để các nước trong khu vực có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa khu vực và tiểu khu vực cùng phát triển, củng cố niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Trong tham luận “Tư tưởng chính trị của Tổng tư lệnh U-gô Cha-vết Phri-át: nguồn gốc và giá trị”, Đại sứ Vê-nê-xu-ê-la tại Việt Nam Gioóc-giơ Rô-đôn U-xa-tê-gi đã cung cấp đầy đủ hơn, cập nhật hơn về bối cảnh thế giới và trong nước đã góp phần hình thành nên những tư tưởng chính trị của U-gô Cha-vết, về cuộc cách mạng Bô-li-va-ri-a-na, về chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở Vê-nê-xu-ê-la,…Đại sứ R. U-xa-tê-gi khẳng định: “Chắc chắn rằng, những ý tưởng chính trị của Tổng thống U-gô Cha-vết đã vượt ra khỏi phạm vi của Vê-nê-xu-ê-la và ngày càng trở nên hiệu quả.
Những ý tưởng này đã đánh thức các dân tộc Mỹ La-tinh, dẫn đến sự xuất hiện của các chính phủ quốc gia và các xu hướng cách mạng, sự hình thành các mô hình mới về hội nhập khu vực vì lợi ích của các dân tộc Mỹ La-tinh và việc mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác với tất cả các dân tộc trên thế giới. Đến nay, ý tưởng của ông đã trở nên mạnh mẽ, ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc bá quyền thiết lập trật tự thế giới mới, một trật tự MỚI nhưng CŨ, bởi nó vẫn giữ nguyên bản chất: sự bóc lột giữa người với người, chủ nghĩa thực dân và tàn phá thiên nhiên”./.
Tính từ năm 1977 đến nay, lãnh tụ U-gô Cha-vết đã có 36 năm hoạt động cách mạng, trong đó có 15 năm làm tổng thống, tạo ra một trang sử mới cho đất nước Vê-nê-xu-ê-la. Di sản của ông đã để lại gồm: cuộc cách mạng Bô-li-va-ri-a-na đã có được 15 năm chiến đấu sáng tạo và chiến thắng vẻ vang; một chính quyền cách mạng của nhân dân đã được xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy, thể chế quản lý và đội ngũ cán bộ; sự hiểu biết và ủng hộ rộng rãi của bạn bè quốc tế. Và trên hết, đó là một nền tảng tư tưởng chính trị đúng đắn, phù hợp mang tên U-gô Cha-vết. |
Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc trọng dụng nhân tài trong xây dựng chính quyền cách mạng và kháng chiến kiến quốc  (27/04/2013)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt  (27/04/2013)
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi  (27/04/2013)
Hội thảo quốc tế “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - khía cạnh lịch sử và pháp lý”  (27/04/2013)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên