Đánh giá giữa kỳ chương trình sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam
23:08, ngày 16-08-2012
Ngày 16-8-2012, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo đánh giá giữa kỳ Chương trình sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam (VACI) 2011.
VACI 2011 đã tổ chức lễ trao giải thưởng tôn vinh 34 sáng kiến cộng đồng góp phần giảm thiểu tình trạng tham ô, hối lộ tại các cơ quan công quyền; nâng cao quyền tiếp cận của người nghèo với nguồn vốn chính sách. Các dự án triển khai trong các lĩnh vực: ngân hàng, y tế, giáo dục, thủ tục hành chính, tuyển dụng, với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, tập trung vào các giải pháp tuyên truyền; xây dựng công cụ giám sát; ứng dụng công nghệ tin học; tự động hóa quy trình tiếp nhận sản phẩm cho đến sử dụng các loại hình nghệ thuật…
Với 3 phiên thảo luận, hội thảo nhằm mục đích đánh giá việc thực hiện các dự án đạt giải của VACI 2011, qua đó tiếp tục hỗ trợ, tăng cường năng lực thực hiện các dự án, đồng thời đề xuất ý tưởng ban đầu về việc nhân rộng các sáng kiến thiết thực.
Phát biểu của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã chỉ rõ mức độ tham nhũng đang có chiều hướng gia tăng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Kinh nghiệm ở Việt Nam và thế giới cho thấy vẫn có thể chiến thắng tệ nạn tham nhũng bằng sự công khai, minh bạch, trong đó trao quyền cho người dân tham gia phòng chống tham nhũng là một trong những giải pháp quan trọng.
Hội thảo nhận định, bước đầu, 34 đề án đoạt giải đều đã được triển khai và đạt được những kết quả nhất định. Các dự án đã thu hút sự tham gia của nhân dân vào công tác phòng, chống tham nhũng và được triển khai nhiều ở cấp cơ sở. Qua kết quả kiểm tra, đánh giá đối với 10 đề án tại 7 tỉnh, thành phố trong cả nước của Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới và đại diện một số nhà tài trợ cho thấy, những đề án triển khai thuận lợi thường có chủ đề án đồng thời là người có vị trí lãnh đạo tại đơn vị, địa phương triển khai các hoạt động chính của đề án; chủ đề án có sự chuẩn bị chu đáo như thành lập Ban quản lý đề án, tìm những cán bộ có kinh nghiệm, chuyên gia tư vấn có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia vào các vị trí then chốt trong đề án. Các đề án cũng tranh thủ được sự ủng hộ của sở, ngành chủ quản, lãnh đạo địa phương, thủ trưởng đơn vị nơi thực hiện đề án; việc triển khai nhận được sự đồng thuận của các bên liên quan, nhất là các đối tượng được hưởng lợi.
Tuy nhiên, một số đề án tổ chức hoạt động chất lượng chưa cao, công tác tuyên truyền tổ chức tập huấn chưa kịp thời, nội dung còn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo, hạn chế tính lan tỏa và sự ủng hộ của cộng đồng, ngay cả với đối tượng được hưởng lợi từ đề án. Một số đề án chưa tranh thủ được sự đồng thuận và sự tham gia của chính quyền địa phương, của cơ quan có thẩm quyền, nhất là những đề án về tăng cường tính công khai, minh bạch, đấu tranh với nạn quan liêu, tham nhũng ở cấp cơ sở …
Các đại biểu cho rằng, trong thời gian tới cần tiếp tục hỗ trợ, tăng cường năng lực thực hiện các dự án, nhân rộng sáng kiến để công tác phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả, bền vững. Các đại biểu cũng cho rằng: các chủ đề án cần trao đổi, chia sẻ kinh nghiêm, thực hiện đúng chế độ, chấp hành nghiêm các quy định về mua sắm, chi tiêu tài chính; sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu kiểm tra, giám sát của các cơ quan đồng thời trợ. Đồng thời, các cơ quan chức năng của nhà nước tại địa phương cần tiếp tục theo dõi, quan tâm tạo điều kiện để đề án được triển khai thuận lợi; cần có đánh giá hiệu quả tác động khi kết thúc đề án; nghiên cứu khả năng duy trì, nhân rộng các hoạt động có hiệu quả tích cực phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng của ngành, địa phương./.
Với 3 phiên thảo luận, hội thảo nhằm mục đích đánh giá việc thực hiện các dự án đạt giải của VACI 2011, qua đó tiếp tục hỗ trợ, tăng cường năng lực thực hiện các dự án, đồng thời đề xuất ý tưởng ban đầu về việc nhân rộng các sáng kiến thiết thực.
Phát biểu của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã chỉ rõ mức độ tham nhũng đang có chiều hướng gia tăng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Kinh nghiệm ở Việt Nam và thế giới cho thấy vẫn có thể chiến thắng tệ nạn tham nhũng bằng sự công khai, minh bạch, trong đó trao quyền cho người dân tham gia phòng chống tham nhũng là một trong những giải pháp quan trọng.
Hội thảo nhận định, bước đầu, 34 đề án đoạt giải đều đã được triển khai và đạt được những kết quả nhất định. Các dự án đã thu hút sự tham gia của nhân dân vào công tác phòng, chống tham nhũng và được triển khai nhiều ở cấp cơ sở. Qua kết quả kiểm tra, đánh giá đối với 10 đề án tại 7 tỉnh, thành phố trong cả nước của Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới và đại diện một số nhà tài trợ cho thấy, những đề án triển khai thuận lợi thường có chủ đề án đồng thời là người có vị trí lãnh đạo tại đơn vị, địa phương triển khai các hoạt động chính của đề án; chủ đề án có sự chuẩn bị chu đáo như thành lập Ban quản lý đề án, tìm những cán bộ có kinh nghiệm, chuyên gia tư vấn có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia vào các vị trí then chốt trong đề án. Các đề án cũng tranh thủ được sự ủng hộ của sở, ngành chủ quản, lãnh đạo địa phương, thủ trưởng đơn vị nơi thực hiện đề án; việc triển khai nhận được sự đồng thuận của các bên liên quan, nhất là các đối tượng được hưởng lợi.
Tuy nhiên, một số đề án tổ chức hoạt động chất lượng chưa cao, công tác tuyên truyền tổ chức tập huấn chưa kịp thời, nội dung còn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo, hạn chế tính lan tỏa và sự ủng hộ của cộng đồng, ngay cả với đối tượng được hưởng lợi từ đề án. Một số đề án chưa tranh thủ được sự đồng thuận và sự tham gia của chính quyền địa phương, của cơ quan có thẩm quyền, nhất là những đề án về tăng cường tính công khai, minh bạch, đấu tranh với nạn quan liêu, tham nhũng ở cấp cơ sở …
Các đại biểu cho rằng, trong thời gian tới cần tiếp tục hỗ trợ, tăng cường năng lực thực hiện các dự án, nhân rộng sáng kiến để công tác phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả, bền vững. Các đại biểu cũng cho rằng: các chủ đề án cần trao đổi, chia sẻ kinh nghiêm, thực hiện đúng chế độ, chấp hành nghiêm các quy định về mua sắm, chi tiêu tài chính; sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu kiểm tra, giám sát của các cơ quan đồng thời trợ. Đồng thời, các cơ quan chức năng của nhà nước tại địa phương cần tiếp tục theo dõi, quan tâm tạo điều kiện để đề án được triển khai thuận lợi; cần có đánh giá hiệu quả tác động khi kết thúc đề án; nghiên cứu khả năng duy trì, nhân rộng các hoạt động có hiệu quả tích cực phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng của ngành, địa phương./.
Điện mừng  (16/08/2012)
Hội nghị giao ban báo chí khu vực miền Trung - Tây Nguyên tại Bình Định  (16/08/2012)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản  (16/08/2012)
Bồi dưỡng giảng viên các trường chính trị - hành chính tỉnh của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào  (16/08/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp các đại sứ trình quốc thư  (16/08/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên