“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”
Trong văn bia tiến sỹ khoa năm Đại Bảo 1484 có viết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khi suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sỹ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí là việc cần kíp”. |
1. Vai trò của thanh niên và cải cách hành chính.
Hai nhóm vấn đề được quan tâm trong chủ đề nay là sự cần thiết phải cải cách hành chính và vai trò của Đoàn Thanh niên trong công cuộc cải cách hành chính.
- Đánh giá cao Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ theo tinh thần Quyết định 136/Ttg ngày 17-9-2001 của Thủ tướng Chính phủ và mục tiêu Cải cách hành chính được Hội nghị trung ương 5, khóa X (tháng 7-2007) khẳng định lại. Đó là: cải cách hành chính nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại,...hoạt động có hiệu quả,... xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất và năng lực... nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
Trong điều kiện hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trở thành thành viên của WTO, là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, công cuộc cải cách hành chính sẽ góp phần quan trọng phát huy tiềm năng, nội lực, khả năng sáng tạo của doanh nghiệp và người dân, chống lãng phí thời gian, chất xám; tận dụng lợi thế của hội nhập và toàn cầu hóa, thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài và vốn, công nghệ nước ngoài; bảo đảm dân chủ và quyền làm chủ cho người dân. Các đại biểu cho rằng, nguyên nhân quan trọng làm chậm tiến trình cải cách hành chính ở nước ta là: hệ thống pháp luật thiếu sự đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn; tình trạng tham nhũng, thiếu tinh thần trách nhiệm, quan liêu, cửa quyền của công chức; quản lý tài chính công còn thiếu minh bạch, phân bổ vốn đầu tư lãng phí, thiếu cơ chế giám sát hiệu quả; năng lực đội ngũ cán bộ công chức hành chính còn hạn chế; trách nhiệm công dân của người dân chưa cao, thiếu tôn trọng luật pháp, làm cho luật pháp khó được thực thi nghiêm túc.
- Đoàn Thanh niên có vai trò to lớn trong cải cách hành chính và đã tham gia tích cực trong cải cách hành chính, xây dựng nhiều mô hình làm cơ sở cho cơ quan nhà nước hoặc chuyển giao dịch vụ như: tham gia xã hội hóa chương trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao; phối hợp với các đoàn thể thực hiện tốt công tác tư vấn, phản biện xã hội.
Trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên cần nghiên cứu mô hình hoạt động của mình trong cơ chế thị trường; gương mẫu thực hiện văn hóa công sở; tăng cường phổ biến pháp luật, chính sách cho đoàn viên các cấp; đẩy mạnh công tác truyền thông để xã hội thấy rõ hơn vai trò của thanh niên trong mọi lĩnh vực; xây dựng mô hình tự chủ tài chính, giảm sự bao cấp của Nhà nước cho hoạt động Đoàn; xây dựng mô hình công chức trẻ văn hóa và năng động. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách thu hút trí thức trẻ vào bộ máy hành chính và bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả cán bộ công chức trẻ. Đổi mới cơ chế đánh giá thiết thực hiệu quả công việc của cán bộ công chức trong đó có cán bộ công chức trẻ để tăng cường năng lực và trách nhiệm; hỗ trợ Trung ương Đoàn xây dựng Website và diễn đàn nhằm khuyến khích thanh niên tham gia công tác cải cách hành chính; tổ chức điều tra, khảo sát lấy ý kiến công chức trẻ và thanh niên về vấn đề cải cách hành chính.
2. Hỗ trợ thanh niên nông thôn, lập thân, lập nghiệp
Khó khăn của thanh niên nông thôn hiện nay là:
- Trình độ học vấn, văn hóa, kỹ năng sống còn thấp.
- Thiếu thông tin việc làm, thông tin hướng nghiệp, thông tin thị trường .
- Thiếu đầu tư về sử dụng hiệu quả đồng vốn, đầu ra sản phẩm, thị trường tiêu thụ.
- Công nghiệp hóa nông thôn dẫn đến mất đất. Nông thôn mất việc làm, thiếu tài chính. Họ buộc phải ra thành phố và có rất nhiều vấn đề phát sinh. |
Các đại biểu thừa nhận rằng, Đoàn Thanh niên chưa thực sự đại diện cho tiếng nói của thanh niên, bảo vệ lợi ích của thanh niên, đặc biệt, hầu như chưa đồng hành cùng thanh niên trong quá trình lập thân, lập nghiệp. Thanh niên nông thôn học xong lớp 12, nếu không tham gia sinh hoạt Đoàn, hầu như có rất ít cơ hội tiếp cận với các thông tin liên quan đến việc lập thân, lập nghiệp. Cán bộ đoàn thiếu năng lực chuyên môn, các hoạt động đoàn còn theo phong trào, thiếu chiều sâu. Trên thực tế, có một số cán bộ đoàn khi có đủ kỹ năng, trình độ thì đến tuổi trưởng thành Đoàn, hoặc phải “chia tay” Đoàn để nhận nhiệm vụ khác.
Các chính sách của Nhà nước chưa thể hiện đầy đủ sự quan tâm trực tiếp đến thanh niên nông thôn, chưa chú trọng đến đào tạo dạy nghề thanh niên, chưa có mạng lưới hỗ trợ thanh niên nông thôn lập thân và lập nghiệp. Xuất phát từ thực trạng đó, các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp và chính sách: đánh giá lại năng lực cán bộ đoàn khi tham gia quá trình hỗ trợ thanh niên nông thôn lập nghiệp; xây dựng các chương trình hỗ trợ thanh niên nông thôn lập nghiệp trên cơ sở mô hình mới là có việc làm tại chỗ; xây dựng mô hình tín chấp, để thanh niên nông thôn tiếp cận tín dụng, kiến thức thị trường...; các cơ sở Đoàn nắm rõ nguyện vọng của thanh niên nông thôn, tư vấn kịp thời về lối sống nghề nghiệp và hỗ trợ các kỹ năng tham gia lực lượng lao động; hỗ trợ doanh nhân trong nông thôn, khuyến khích đầu tư của tư nhân vào khu vực nông thôn; Đoàn Thanh niên tham gia giám sát và đề xuất ý kiến nâng cao hiệu quả của các chương trình 135, 134,... cho xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững; phân bố ngân sách cho chương trình “Ly nông, bất ly hương”...
3. Vấn đề đào tạo và hỗ trợ lãnh đạo trẻ
Thực trạng đào tạo và hỗ trợ lãnh đạo trẻ:
- Có nhiều tài năng trẻ nhưng không tạo cho họ môi trường để phát huy tài năng của mình.
- Đang diễn ra ba sự lãng phí trong thế hệ tài năng trẻ của Việt Nam: (1) lãng phí tài năng trẻ (2) lãng phí sức sáng tạo của tài năng trẻ; (3) lãng phí về tâm huyết của người tài.
- Hơn 70% sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường không làm đúng ngành nghề đào tạo.
- Đội ngũ doanh nhân, lãnh đạo chính trị trẻ và tài năng trẻ còn thiếu và yếu. |
- Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng tăng tính chủ động sáng tạo của thanh niên, đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường và sự phát triển của đất nước; trang bị các kỹ năng làm việc theo nhóm, tính duy lý, tính thần độc lập, tự tin và sáng tạo của cán bộ trẻ; giáo dục tinh thần trách nhiệm với công việc, với đất nước, coi đó là chất kết dính thanh niên, cán bộ trẻ
- Đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ, tránh thói quen kinh nghiệm chủ nghĩa, chú trọng bổ nhiệm cán bộ theo lộ trình, thâm niên công tác; có cơ chế để tài năng trẻ có điều kiện thuận lợi tham gia nghiên cứu các đề tài và đề án khoa học công nghệ.
- Có các biện pháp trọng dụng nhân tài: xác định định hướng và chính sách sử dụng người tài, trong đó có tính tới các yếu tố đặc thù, vùng - miền, khu vực, dân tộc; tạo điều kiện để cán bộ trẻ có tài năng được làm việc và đối thoại với các chính trị gia và các nhà lãnh đạo có kinh nghiệm; được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè thế giới...
- Đoàn Thanh niên cần xây dựng một đội ngũ có khả năng phản biện các chính sách, đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước; đề xuất chính sách và phương hướng trọng dụng lãnh đạo và tài năng trẻ; xây dựng quỹ hỗ trợ nhân tài khoa học công nghệ và lãnh đạo trẻ giao lưu quốc tế, nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ.
Thiết lập mối quan hệ đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản  (29/11/2007)
Những cống hiến vĩ đại cho di sản chủ nghĩa Mác - Lê-nin  (29/11/2007)
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”  (29/11/2007)
Kinh nghiệm cải cách hành chính ở một số nước trong khu vực  (28/11/2007)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên