Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
TCCS - Ngày 26-12-2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo: “Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến cho biết, trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam luôn được ghi nhận và khẳng định trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí, vai trò và những cống hiến của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Người khẳng định, lực lượng phụ nữ là một nửa xã hội, là lực lượng cách mạng to lớn, một bộ phận quan trọng góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp và thành công của mọi cuộc cách mạng xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, với hơn 50,1% dân số, 46,8% tỷ trọng lực lượng lao động trung bình của cả nước, trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên bằng tài năng, trí tuệ và trách nhiệm, các tầng lớp phụ nữ khẳng định vai trò to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ cần tiếp tục quan tâm.
Với trách nhiệm của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần xác định rõ tâm thế và sứ mệnh của mình cùng cả hệ thống chính trị và toàn dân chuẩn bị tốt nhất cho bước tiến quan trọng của đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã chọn chủ đề năm 2025 là "Phát huy vai trò của phụ tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", thể hiện quyết tâm của tổ chức Hội và cán bộ, hội viên phụ nữ cả nước, sẵn sàng cho một bước tiến quan trọng của đất nước.
Theo GS, TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mở ra vận hội chưa từng có để nhân dân Việt Nam, phụ nữ Việt Nam có thể phát huy cao nhất tâm huyết, trí tuệ, tài năng, khát vọng cống hiến vì sự thịnh vượng của đất nước, vì hạnh phúc của gia đình và cá nhân. Trong kỷ nguyên mới, vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam càng quan trọng hơn và có điều kiện để phát huy mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Đồng tình cùng quan điểm này, TS Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, các cấp ủy, chính quyền các cấp, mỗi cơ quan, đơn vị cần tiếp tục tôn vinh xứng đáng và dành cho phụ nữ sự khẳng định về vị thế, tầm vóc và thực lực trong bộ máy của hệ thống chính trị. Các cấp hội phụ nữ Việt Nam xứng đáng là mái nhà chung tập hợp và nhân lên khát vọng phát triển, sức mạnh của phụ nữ Việt Nam dù ở trong nước, hay ở nước ngoài trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đòi hỏi một xã hội công bằng, bình đẳng và phụ nữ chính là lực lượng tiên phong trong việc phá vỡ những rào cản giới, đấu tranh cho quyền lợi của chính mình và của cộng đồng. PGS, TS Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh, việc thúc đẩy bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm xã hội, mà còn là yếu tố mang tính chiến lược giúp tăng cường sức mạnh toàn diện, tạo tiền đề vững chắc để đất nước phát triển bền vững và thịnh vượng. Bình đẳng giới giúp phát huy tối đa nguồn lực con người, tăng cường sự tham gia, đóng góp của con người vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự hòa nhập của phụ nữ và nam giới trong các vị trí lãnh đạo và ra quyết định giúp xây dựng chính sách công bằng và bền vững hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, trong kỷ nguyên mới có nhiều thách thức đối với việc thúc đẩy bình đẳng giới cần được lưu tâm giải quyết, bao gồm khoảng cách giới về công nghệ số, định kiến giới trong ngành công nghệ và rủi ro mất an toàn cho phụ nữ trong không gian mạng. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính phủ, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng để bảo đảm phụ nữ không bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế của xã hội có thể tạo ra sự phát triển đáng kể về kinh tế của cộng đồng và cả quốc gia. PGS, TS Lê Thị Thục, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho rằng, khi phụ nữ tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động kinh tế, năng suất lao động quốc gia được cải thiện. Có thể thấy, việc nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa then chốt để thúc đẩy xã hội phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, bao gồm việc tạo điều kiện xây dựng và thực thi các chính sách, cơ chế của các cơ quan, tổ chức, các hoạt động đào tạo và kết nối của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng như sự chủ động và nỗ lực không ngừng từ bản thân mỗi người phụ nữ. Việc nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ không chỉ giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, mà còn tạo ra một nền kinh tế mạnh mẽ, bao trùm và công bằng hơn. Đây là con đường tất yếu để Việt Nam tiến xa hơn trong công cuộc phát triển và hội nhập quốc tế để đất nước đạt được sự thịnh vượng và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Giám đốc Trung tâm Phân tích dữ liệu (Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel) Nguyễn Trần Ngọc Linh đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong bối cảnh chuyển đổi số. Đây không chỉ là một yêu cầu cấp thiết, mà còn là chìa khóa để đạt được sự phát triển bền vững và toàn diện. Đối với phụ nữ Việt Nam, việc trang bị kỹ năng số, xóa bỏ rào cản văn hóa, tạo điều kiện tiếp cận giáo dục, công nghệ là những yếu tố then chốt giúp họ tận dụng tối đa cơ hội trong kỷ nguyên số.
Phát biểu kết luận hội thảo, PGS, TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, đây là hội thảo đầu tiên chuyên sâu về những vấn đề đặt ra trong kỷ nguyên mới đối với lĩnh vực của một tổ chức. Mặc dù thời gian chuẩn bị ngắn, nhưng hội thảo đã đạt được chất lượng cao với nhiều bài tham luận, nhiều ý kiến đóng góp tại hội thảo, trong đó các ý kiến đã phân tích, bàn luận đến nhiều khía cạnh liên quan đến những vấn đề lý luận chung về kỷ nguyên mới, về vai trò của người phụ nữ Việt Nam cũng như gợi mở nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới.
Đồng chí Lê Hải Bình đề nghị, sau hội thảo, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu kỹ về vai trò, nhiệm vụ của phụ nữ, của tổ chức hội trong kỷ nguyên mới, đồng thời mong muốn các nhà khoa học, các vị đại biểu tiếp tục đào sâu nghiên cứu, đóng góp những giải pháp cụ thể để phụ nữ vững tin hơn, có tâm thế cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới./.
Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam  (17/12/2024)
Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng mục tiêu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc  (05/12/2024)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay