Nghĩa tình người dầu khí - Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo
TCCS - “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” thời gian qua đã trở thành một phong trào toàn diện, huy động, tập trung được đa dạng các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp. Với văn hóa “nghĩa tình”của người dầu khí, tinh thần tương thân tương ái, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) luôn đi đầu, tích cực tham gia công tác xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà cho người nghèo với trách nhiệm cao nhất.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025, nhằm huy động nguồn vốn xã hội hóa, kết hợp với nguồn lực từ Nhà nước, để thực hiện ba nhiệm vụ lớn: hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu quốc gia và xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình không thuộc hai nhóm trên. Với sự chung tay, chung sức, đồng lòng, phần lớn người dân đã có được những ngôi nhà kiên cố, tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ gia đình vẫn phải sinh sống trong những căn nhà tạm bợ, xuống cấp.
Với văn hóa nghĩa tình dầu khí, trong nhiều năm qua, Petrovietnam luôn đi đầu, tích cực tham gia công tác xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà cho người nghèo với tinh thần chủ động và trách nhiệm cao nhất. Từ năm 2021 đến 2023, Petrovietnam và các đơn vị thành viên đã tích cực hỗ trợ, xây dựng hơn 3.100 căn nhà đại đoàn kết và nhà cho người nghèo trên cả nước, với tổng kinh phí lên tới 160 tỷ đồng. Những căn nhà mới khang trang đã thay thế những căn nhà tạm bợ, mang lại sự an cư cho hàng ngàn hộ gia đình khó khăn. Điều này thể hiện tinh thần đoàn kết, sự quan tâm, sẻ chia của Tập đoàn với những mảnh đời còn nhiều khó khăn, góp phần giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống.
Tính đến tháng 9-2024, Petrovietnam và các đơn vị thành viên đã trao ủng hộ số kinh phí là 113,84 tỷ đồng để xây dựng 2.161 nhà đại đoàn kết, nhà cho người nghèo ở nhiều địa phương (Cao Bằng, Gia Lai, Hà Nam, Hòa Bình, Hải Dương, Trà Vinh, Cà Mau, Yên Bái, Cần Thơ, Kiên Giang, Nghệ An, Lâm Đồng, Hậu Giang…). Hoạt động này càng ý nghĩa hơn trong bối cảnh thiên tai, bão lũ vừa qua, khiến nhiều người dân rơi vào cảnh mất nhà, thiếu thốn nơi ở. Được sự cho phép của Chính phủ, Petrovietnam đã phối hợp với chính quyền địa phương để tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, tỉnh Lào Cai - nơi bị ảnh hưởng trực tiếp và thiệt hại to lớn từ cơn bão số 3 lịch sử. Sự chung tay của Petrovietnam không chỉ giúp bà con vượt qua khó khăn trước mắt, mà còn tạo điều kiện cho họ xây dựng cuộc sống mới, bền vững hơn.
Trong hai năm 2024 - 2025, Tập đoàn và các đơn vị thành viên dành nguồn kinh phí an sinh xã hội là 138 tỷ đồng để tài trợ xây dựng 2.760 căn nhà đại đoàn kết, nhà cho người nghèo. Bên cạnh phát động ủng hộ, quyên góp và trích từ quỹ phúc lợi, tập thể người lao động dầu khí tổ chức làm thêm “Ngày thứ 7 tình nguyện” để góp vào quỹ an sinh xã hội của Tập đoàn. Những hoạt động này tạo sự lan tỏa mạnh mẽ khắp các công trình, nhà máy xí nghiệp dầu khí trên cả nước.
Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, công tác an sinh xã hội luôn được Petrovietnam và các đơn vị thành viên quan tâm, chú trọng. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là trách nhiệm của Tập đoàn đối với cộng đồng, xã hội. Song song đó, Petrovietnam còn giao cho các đơn vị thành viên thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội trên toàn quốc, như xây dựng nhà tình nghĩa, nhà ở xã hội; ủng hộ phòng chống thiên tai bão lũ; xây dựng trường học, đầu tư trang thiết bị giáo dục cho các địa phương còn khó khăn; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế…
Đây là một hoạt động quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài, bền vững và gắn với hệ giá trị cốt lõi của văn hóa dầu khí, là trách nhiệm, tình cảm của những người lao động dầu khí đối với cộng đồng và xã hội, là động lực tạo điều kiện cho người nghèo an cư, lập nghiệp, yên tâm phát triển sản xuất./.
Petrovietnam ký kết hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ về chuyển đổi số và năng lượng bền vững  (25/09/2024)
Hội thi tay nghề dầu khí lần thứ VIII năm 2024  (24/09/2024)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển