Agribank tăng gấp đôi quy mô gói tín dụng ưu đãi khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19
TCCS - Từ ngày 16-6-2021, Agribank nâng gấp đôi quy mô gói tín dụng ưu đãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch dịch COVID-19 lên 200.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.
Đối tượng khách hàng được áp dụng chương trình là tổ chức, cá nhân vay vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và của Agribank.
Mức lãi suất cho vay bằng VND với ưu đãi dưới 7%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn và từ 6,5%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn. Mức lãi suất cho vay bằng USD với ưu đãi 2%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn và 4,5%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn. Thời gian áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi tối đa 6 tháng kể từ ngày giải ngân. Theo đó, tùy vào mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh hay các lĩnh vực ưu tiên, khách hàng có thể tiếp cận mức lãi suất rất thấp chỉ từ 4% - 4,5% đối với các khoản vay ngắn hạn bằng VND.
Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ năm 2020, đến nay, đã giải ngân vượt quy mô ban đầu của chương trình. Để tiếp tục hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Agribank bổ sung thêm cho gói tín dụng ưu đãi này 100.000 tỷ đồng (trong đó quy mô cho vay bằng VND là 95.000 tỷ đồng, cho vay bằng USD (quy đổi) là 5.000 tỷ đồng). Cùng với chương trình, Agribank vẫn đang triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi khác với quy mô hơn 70.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng lớn và doanh nghiệp FDI.
Thời gian qua, nhằm tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, Agribank đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh, như cơ cấu lại nợ gốc và lãi; liên tục giảm lãi suất cho vay; miễn phí chuyển tiền trong nước và ủng hộ hơn 140 tỷ đồng cho công tác phòng, chống đại dịch COVID-19;.…
Với việc nâng gấp đôi quy mô gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng tiếp tục thể hiện nỗ lực, quyết tâm và trách nhiệm của Agribank đồng hành cùng Chính phủ và cộng đồng chủ động, ứng phó với đại dịch; trong điều kiện khó khăn luôn sẵn sàng, bảo đảm nguồn vốn để nhiều đối tượng khách hàng, doanh nghiệp được tiếp cận và thụ hưởng nguồn vốn vay ưu đãi từ Agribank để phục hồi sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Chương trình tín dụng ưu đãi kéo dài đến hết ngày 31-12-2021 hoặc đến khi hết ngân sách chương trình, và được áp dụng rộng rãi tại 2.300 điểm giao dịch của Agribank trên toàn quốc./.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan làm việc với Công ty ô tô Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam  (18/06/2021)
Ngành ngân hàng nỗ lực “biến nguy thành cơ” nhờ chuyển đổi số  (17/06/2021)
Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh đại dịch COVID-19  (17/06/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam