Tỉnh Vĩnh Phúc thu hút vốn DDI trên địa bàn đã vượt mục tiêu đề ra cả năm
TCCS - Đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng đã gây trở ngại rất lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như thu hút đầu tư của địa phương song từ đầu năm đến nay, thu hút đầu tư trong nước của tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục tăng cao, vượt xa mục tiêu đề ra của năm 2021. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu ngân sách, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, trong 5 tháng đầu năm nay, Tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút, cấp mới 7 dự án DDI và điều chỉnh 2 dự án với tổng vốn đầu tư đạt gần 7.500 tỷ đồng, vượt 2.000 tỷ đồng so với mục tiêu được đề ra cho cả năm 2021. Lũy kế hết tháng 5-2021, toàn tỉnh có 809 dự án DDI với tổng vốn đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng.
Có được kết quả này là do ngay từ đầu năm, tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, nhất là trong tiếp cận đất đai; đầu tư hạ tầng điện, nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào các khu công nghiệp; đào tạo nghề phục vụ nhu cầu tuyển dụng cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong điều kiện dịch bệnh, tỉnh đã nhanh chóng đổi mới cách thức vận hành bộ máy xúc tiến đầu tư thông qua kênh ngoại giao, trao đổi qua Internet; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tổ chức các buổi đối thoại trực tuyến với doanh nghiệp nhằm nắm bắt, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, ngay những tháng đầu năm 2021, tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư 6 khu công nghiệp, nâng tổng số lên 15 khu công nghiệp được chấp thuận chủ trương đầu tư nên có nhiều doanh nghiệp quyết định lựa chọn Vĩnh Phúc là “mảnh đất lành” để đầu tư hiệu quả.
Quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu kép vừa phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách theo quy định pháp luật, kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp thu hút nhà đầu tư có tiềm lực lớn vào các lĩnh vực, dự án trọng điểm, quan trọng của tỉnh. Đồng thời, chủ động nắm bắt khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp gắn với tăng cường kiểm tra, đôn đốc tiến độ giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh ổn định trên địa bàn tỉnh./.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chậm nhất tháng 6-2022 phải có vaccine COVID-19 sản xuất trong nước  (24/06/2021)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres  (19/06/2021)
Tỉnh Vĩnh Phúc tích cực xây dựng môi trường đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới  (18/06/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam