“BSR cần lấy thắng lợi ngắn hạn để tạo động lực cho dài hạn”
TCCS - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) khi làm việc với Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) về kết quả sản xuất, kinh doanh quý I và triển khai kế hoạch năm 2021.
Nộp ngân sách nhà nước quý I-2021 đạt 2.245 tỷ đồng
Cùng đoàn công tác với Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng, còn có sự tham dự của đồng chí Lê Xuân Huyên, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam cùng lãnh đạo các ban chuyên môn Petrovietnam. Về phía BSR, có đồng chí Nguyễn Văn Hội, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty, đồng chí Bùi Minh Tiến, Tổng Giám đốc Công ty cùng các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất và trưởng các ban chuyên môn.
Trước khi làm việc tại phòng họp về tình hình sản xuất, kinh doanh, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng cùng đoàn công tác đã trực tiếp kiểm tra công tác sản xuất tại NMLD Dung Quất và phân xưởng sản xuất hạt nhựa Polypropylen. Tại buổi làm việc sau đó, đồng chí Bùi Minh Tiến, Tổng Giám đốc BSR đã báo cáo với đoàn công tác về tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty. Cụ thể, trong năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, giá dầu giảm sâu nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh của BSR bị ảnh hưởng rất lớn. Nhưng nhờ sự chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo Petrovietnam cũng như việc áp dụng linh hoạt, thành công gói giải pháp ứng phó với “khủng hoảng kép” nên từ quý 3 năm 2020, BSR đã bắt đầu có lãi trở lại, chấm dứt trình trạng lỗ luỹ kế liên tiếp hai quý.
Sang năm 2021, giá dầu tăng giúp công tác sản xuất, kinh doanh có nhiều thuận lợi hơn. Đầu tháng 3-2021, giá dầu Brent đã tăng đến mốc gần 70 USD/thùng. Trong nước, nhu cầu thị trường có dấu hiệu cải thiện do đại dịch COVID-19 đã dần được kiểm soát. Nhu cầu nhận dầu Diesel đang cao và nhu cầu xăng ở mức khá. Nhu cầu tiêu thụ xăng máy bay Jet A1 có cải thiện hơn so với đợt bùng phát đại dịch COVID-19 cuối tháng 1-2021, tuy nhiên vẫn còn thấp do tâm lý ngại di chuyển của người dân khi vaccine phòng bệnh COVID-19 chưa được triển khai phổ biến ở Việt Nam.
Trong quý I năm 2021, tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ của BSR ướt đạt khoảng 1,56 triệu tấn, vượt 2,9 % kế hoạch quý; doanh thu gần 21.000 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 1.803 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 2.245 tỷ đồng. Tất cả các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, sản phẩm đều vượt so với kế hoạch. Đây là kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và thị trường dầu mỏ còn nhiều biến động bất thường, khó dự báo.
Để đạt được những thành quả trên, BSR đã thực hiện đồng bộ gói giải pháp ứng phó với đại dịch COVID-19 và biến động giá dầu, như cơ chế chính sách, công tác quản trị, sản xuất, tài chính, đầu tư và thị trường.
Nhận diện khó khăn và nắm bắt cơ hội
Để chuẩn bị tốt cho công tác sản xuất, kinh doanh trong quý II và cả năm 2021, BSR đã tính toán, dự báo giá dầu thô và giá sản phẩm. Đồng thời xây dựng chi tiết kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng quý, hằng tháng, hàng tuần. Kế hoạch cung cấp dầu thô 6 tháng cuối năm cũng được xây dựng theo phương án NMLD Dung Quất hoạt động ở 103% công suất, tương ứng với nhu cầu dầu thô khoảng 152.440 thùng/ngày.
BSR dự báo, thị trường 6 tháng cuối năm sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến của đại dịch COVID-19 và biến động địa chính trị, biến động của giá dầu. Trong khi đó, xăng nội địa trong năm 2021 chịu áp lực cạnh tranh lớn từ nguồn nhập khẩu khi thuế nhập khẩu các nước khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc giảm xuống còn 8%. “BSR sẽ thường xuyên cập nhật, phân tích và bám sát thị trường để có những giải pháp sản xuất kinh doanh phù hợp, kịp thời để tăng hiệu quả kinh doanh và bảo đảm an toàn tồn kho”, đồng chí Bùi Minh Tiến cho biết thêm.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Xuân Huyên, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam đã gửi lời chúc mừng đến toàn thể cán bộ, người lao động BSR khi Công ty đạt 30 triệu giờ công an toàn, không có tai nạn mất ngày công vào đầu tháng 3 vừa qua. Phó Tổng Giám đốc Lê Xuân Huyên cũng đánh giá cao sự nắm bắt cơ hội của BSR trong quý I để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
Kết luận buổi làm việc, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực vượt khó của BSR khi áp dụng các giải pháp vượt khủng hoảng kép. Trong năm 2020, BSR không để lỗ luỹ kế chứng tỏ BSR quản trị rất tốt dòng tiền, điều này giúp Petrovietnam không phải trích quỹ dự phòng. Trong năm 2021, BSR đã tiếp tục làm tốt công tác dự báo và quản trị kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Điều này giúp BSR hoàn thành quý 1 rất toàn diện trên mọi mặt. Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng cũng đánh giá cao những nỗ lực của BSR trong công tác nghiên cứu phát triển, bước đầu đã có những sản phẩm PP mới mang lại giá trị gia tăng. “Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, BSR cần lấy thắng lợi ngắn hạn để tạo động lực cho dài hạn”, đồng chí Lê Mạnh Hùng kết luận.
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cũng chỉ đạo BSR thực hiện tốt 6 nhóm giải pháp sau: Nhóm giải pháp về quản trị; cơ chế chính sách; thị trường và thị phần; nghiên cứu phát triển; đầu tư và xây dựng; văn hóa doanh nghiệp./.
Petrovietnam: Hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu kế hoạch quan trọng trong 2 tháng đầu năm 2021  (08/03/2021)
BSR thử nghiệm thành công 2 loại dầu thô nhập khẩu từ châu Phi  (02/03/2021)
Vượt “khủng hoảng kép”, Petrovietnam duy trì vị trí hàng đầu các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam  (09/01/2021)
Xuân sớm trên những công trình dầu khí biển  (02/01/2021)
Petrovietnam chủ động ứng phó với cơn bão số 14  (22/12/2020)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên