TCCSĐT - Ngày 12-3-2019, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Zarubezhneft đã tổ chức Hội thảo “Trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả khai thác dầu bằng máy bơm điện ly tâm ngầm tại thềm lục địa Việt Nam”.

Hội thảo lần này nằm trong chương trình Hội thảo chiến lược đã được hai cấp Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Zarubezhneft nhất trí nhằm trao đổi kinh nghiệm công tác phát triển và vận hành khai thác các mỏ dầu khí ở Việt Nam và Liên bang Nga. Tham dự Buổi Hội thảo có Đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Zarubezhneft, Vietsovpetro, Rusvietpetro, Cuu Long JOC, LSJOC, Schlumberger, Baker Hughes, Novomet…

Với các bài trình bày của các diễn giả đến từ Zarubezhneft, VSP, Rusvietpetro, Cửu Long JOC, Lam Sơn JOC, Schlumberger, Baker Hughes và Novomet song song với sự trao đổi hết sức sôi nổi của các đại biểu tham gia, Hội thảo là dịp để các Bên điểm lại các thách thức mà các đề án ESP đã trải qua như nhiệt độ cao, áp suất cao, độ ngập nước, tỷ suất khí dầu GOR và lượng cát khai thác cao, hiện tượng lắng đọng muối lắng đọng parafin.

Một số khó khăn khác chưa được đề cập nhiều là việc thiếu điện khi sử dụng ESP vì thực tế một số Người điều hành như VSP và CLJOC đánh giá việc áp dụng ESP có thể hiệu quả tuy nhiên việc thiếu điện cũng là một trở ngại trong việc triển khai áp dụng bơm điện chìm tại các mỏ trong thời gian vừa qua.

Mặt khác hội thảo cung chỉ ra thành công khi áp dụng bơm điện chìm tại tầng Miocen và móng giúp làm tăng lưu lượng khác thác của giếng, đặc biệt là các giếng tầng móng tại mỏ Sư Tử Vàng của CLJOC độ ngập nước đã giảm sau khi áp dụng ESP.

Một trong các thách thức cần vượt qua khi áp dụng ESP tại các mỏ ở Việt Nam là thời gian làm việc của giếng ngắn. Những nghiên cứu ban đầu của Zarubezhneft đã chỉ ra khả năng có thể áp dụng ESP tại các mỏ của VSP, PVN và VSP sẽ tiếp tục nghiên cứu đánh giá để có các đề xuất trao đổi cùng Zarubezhneft./.