Hà Nội: Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển xanh
TCCS - Hà Nội xác định đổi mới mô hình tăng trưởng; phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô; quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với đổi mới sáng tạo nhằm tái cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVII.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Thực tế thời gian qua cho thấy, Hà Nội đã thực sự có bước chuyển biến mạnh mẽ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Nhờ vậy, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong giai đoạn 2016 - 2019 đã tăng đáng kể về số lượng và vốn đăng ký, với 99.503 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tăng 24% so với tổng số doanh nghiệp đăng ký, với số vốn đăng ký là 1,225 triệu tỷ đồng, tăng 118% so với tổng số vốn đăng ký giai đoạn trước.
Hà Nội cũng tích cực tiến hành rà soát, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết đối với thủ tục hành chính. Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR Index) năm 2020 xếp thứ 8 cả nước.
Để kịp thời nắm bắt các vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, Hà Nội cũng định kỳ tổ chức các hội nghị chuyên đề đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tổ chức xúc tiến đầu tư, giới thiệu danh mục các dự án thu hút đầu tư… Trong 5 năm qua, Hà Nội đã thu hút được 25,5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gấp 4,08 lần giai đoạn 2011 - 2015; đứng đầu cả nước trong 2 năm liên tiếp là năm 2018 và năm 2019; lũy kế số dự án FDI còn hiệu lực là 6.278 dự án, với tổng số vốn đạt trên 47,7 tỷ USD, vốn giải ngân đạt trên 28,5 tỷ USD. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét.
Đặc biệt, ngay khi đại dịch COVID-19 xảy ra, Thành ủy Hà Nội đã kịp thời ban hành Chỉ thị số 31 về thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống có hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn Thủ đô, vừa duy trì và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Với phương pháp chỉ đạo, điều hành có sự đổi mới mạnh mẽ theo hướng sâu sát, “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một việc, một đầu mối xuyên suốt”.
Cơ cấu lại nền kinh tế
Với vai trò là trung tâm kinh tế, động lực phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, Hà Nội đóng góp trên 16% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước.
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 được xây dựng dựa trên các căn cứ: Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 01-11-2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 135/2020/QH14, ngày 17-11-2020 của Quốc hội; Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 1-1-2021 của Chính phủ; Nghị quyết số 50/NQ-CP, ngày 20-5-2021 của Chính phủ; Báo cáo số 531/BC-CP, ngày 16-10-2020 của Chính phủ.
Theo đó, Hà Nội sẽ tập trung cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công. Phấn đấu giảm tỷ lệ chi đầu tư phát triển từ khu vực nhà nước xuống dưới 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng tỷ trọng đầu tư từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tương ứng trong tổng đầu tư toàn xã hội vào năm 2025. Tập trung phân bổ và đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tập trung vào các dự án trọng điểm chuyển từ hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công.
Cơ cấu lại các ngành kinh tế với những nhiệm vụ quan trọng, như tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021 - 2025, nâng tỷ trọng công nghiệp hỗ trợ lên trên 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (hiện tại khoảng 25%); Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021 - 2025, trong đó xác định rõ các sản phẩm công nghiệp chủ lực, nâng cao giá trị sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực lên 40% đến 45% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố, phát triển từ 8 đến 10 nhóm ngành sản phẩm chủ lực, phấn đấu có khoảng 10% số doanh nghiệp công nghiệp lọt vào tốp 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành dịch vụ, góp phần nâng dần tỷ trọng đóng góp của dịch vụ trong GRDP lên khoảng 65% đến 65,5% vào năm 2025 với tốc độ tăng bình quân 8% đến 8,5%/năm.
Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng hiện đại gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa; thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ; đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tăng cường liên kết giữa các khu vực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế gắn với phát triển đô thị vệ tinh, đặc biệt là khu vực phía Nam và Tây Nam thành phố cần tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội để thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển.
Chú trọng phát triển thương mại điện tử, đa dạng hóa các hình thức thanh toán trên nền tảng số, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế số. Đổi mới phương thức, thay đổi thói quen, hành vi thương mại theo hướng văn minh, hiện đại./.
Tiếp tục đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ đô Hà Nội  (15/10/2021)
Phòng, chống dịch bệnh COVID-19: Một số kinh nghiệm từ Liên minh châu Âu và gợi ý chính sách với Hà Nội  (14/10/2021)
Vấn đề di cư của đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc  (13/10/2021)
Phát huy bản sắc văn hóa, con người, khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô nghìn năm văn hiến  (11/10/2021)
Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá điểm đến du lịch  (10/10/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay