Vui như… khởi công
TCCS - Gặp anh bạn “nối khố” tay xách, vai mang, thất thểu đi trên hè phố, tôi mừng rơn, liền gọi với lại. Sau cái bắt tay thân tình và nụ cười méo mó, bạn tôi thở dài đánh thượt, mặt buồn như “mất sổ gạo”. Anh khoe, vừa đi dự lễ khởi công ở một tỉnh khu vực Nam Trung Bộ về. Thấy chuyện lạ, tôi thắc mắc:
- Đi dự khởi công phải vui chứ, sao mặt mũi ông như bánh đa gặp nước vậy?
- Nhẽ là thế, nhưng ông biết không, đúng giờ phát lệnh khởi công thì trời mưa to như trút nước. Các vị đại biểu đứng bấm nút phát lệnh khởi công phải có người cầm ô che mưa, làm tớ không chụp được cái ảnh nào, thế là mất toi cả buổi sáng “mật phục”!
- Việc đó thì đâu có gì nghiêm trọng khiến mặt ông phải méo thế kia, trông thảm bại lắm!
- Không, tôi đang buồn về chuyện khác kia.
Biết bạn tôi đang muốn trút bầu tâm sự nên tôi kéo tuột ra quán bia quen thuộc. Ực một ngụm bia khá sâu, anh thổ lộ:
- Cái việc khởi công ở ta chẳng có tiêu chí, mỗi nơi làm một kiểu, hình thức và tốn kém quá!
Và anh thủng thẳng kể: Nơi tổ chức khởi công nguyên là ruộng lúa cũ của dân đã được đền bù để thực hiện dự án. Do trời mưa nhiều ngày nên bị ngập, đơn vị phải cho phương tiện đổ một lượng đất khá lớn, rộng đến hơn một héc-ta, trên đổ đá mạt. “Hội trường” là nhà bạt dã chiến chứa hơn 300 ghế ngồi; nền được lát tôn cũ, trên phủ lớp thảm đỏ rộng khoảng gần 300m2. Nhiều tấm bạt in phun khổ lớn, màu sắc sặc sỡ, bắt mắt và các loại biển quảng cáo treo dày đặc từ ngoài đường vào trong “hội trường”. Ban tổ chức dựng lên một cổng chào khá đẹp, sau cổng chào là hai hàng thiếu nữ mặc áo dài đỏ, mặt tươi rói, nụ cười thường trực trên môi đón chào khách quý. Bên ngoài là bãi rộng, chật cứng các loại xe ô tô. Ngoài ra còn một nhà điều hành và làm công tác phục vụ cũng bằng khung sắt che bạt rộng không kém “hội trường” chính. Khi các đại biểu quan trọng nhất đến dự lễ, ban tổ chức cho một đội múa lân chờ sẵn hai bên cổng để biểu diễn đón chào và dẫn vào trong “hội trường”. Đội ngũ giữ an ninh trật tự khoảng gần 60 người; đội ngũ phục vụ thì nhiều không thể đếm hết. Ban tổ chức còn dựng hẳn một sân khấu liền kề “hội trường” để đại biểu ấn nút khởi công. Khi ấn nút, các cây pháo điện bắn xèo xèo sáng trưng, đủ các màu sắc xanh, vàng, đỏ, tím, lấp cả mặt đại biểu. Các máy công trình thi nhau khởi động, đồng loạt hú còi, vang động cả một vùng thung lũng heo hút.
Sau câu chuyện, anh bạn tôi kết luận: “Chi phí cho lễ khởi công phải mất đứt mấy tỷ đồng chứ chẳng chơi, ấy là chưa kể đến chi phí vé máy bay, xăng xe đưa đón, tiệc thiết đãi các quan khách từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các nơi xa xôi khác về dự khởi công”.
Nghe anh bạn kể xong và kết luận mà tôi cũng buồn lây. Tôi nhấp ngụm bia hơi vốn thơm ngon là thế mà giờ nhạt thếch, đắng ngắt. Thực tế, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương mắc “hội chứng hình thức”. Tổ chức khởi công, khánh thành quá to, quá lãng phí. Vậy kinh phí đó ở đâu? Hiển nhiên là tiền dự án và đôi khi có cả tiền do doanh nghiệp đứng ra tài trợ. Nhưng từ xưa đến nay, vì Nhà nước chưa ban hành quy định chuẩn hóa lễ khởi công, khánh thành, nên thật dễ hiểu khi các đơn vị cứ tự làm theo ý mình và đơn vị làm sau cứ cố phải làm to, hoành tráng và vang hơn đơn vị làm trước… Nhiều người thấy đó là việc làm ngang tai trái mắt, thẳng thắn phê bình có, phê bình tế nhị, khéo léo cũng có, song chẳng thấy chuyển biến được bao nhiêu. Phải chăng họ đang sử dụng kế “chặn đầu, khóa đuôi”, “to mồm thắng năm mươi phần trăm” để phô trương thanh thế! Vì thực tế, chúng ta gặp không ít trường hợp tổ chức lễ khởi công, khánh thành to, rầm rộ, hoành tráng nhưng kết quả thu được cuối cùng là công trình nhanh chóng xuống cấp, làm thất thoát hàng tỷ đồng ngân sách nhà nước do phải chi phí để khắc phục sự cố.
Thiết nghĩ, việc tổ chức lễ khởi công xây dựng các công trình, dự án là việc nên làm, là dịp công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng; là cầu nối để mở rộng mối quan hệ với bạn hàng, đối tác và giúp doanh nghiệp có cơ hội thu hút đầu tư. Thế nhưng, đừng nên vin vào mục đích tốt đẹp của việc ấy mà tổ chức một cách lãng phí; cũng phải “liệu cơm mà gắp mắm” cho nhân dân được nhờ./.
Nóng từ Hoàng Sa: Xuất hiện máy bay trinh sát điện tử Trung Quốc  (01/06/2014)
Lập trường của Việt Nam được hoan nghênh tại Đối thoại Shangri-La  (01/06/2014)
Trường Sa - DK1 kiên trung, vững vàng sát cánh cùng Hoàng Sa  (01/06/2014)
Sứ quán Việt Nam thông tin về Biển Đông tới chính giới Thổ Nhĩ Kỳ  (01/06/2014)
Nhật ủng hộ cách giải quyết của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông  (01/06/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên