Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
15:49, ngày 27-10-2017
TCCSĐT - Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức nữ là chủ trương lớn mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi các cấp ủy đảng, lãnh đạo, người chỉ huy các cơ quan, đơn vị, địa phương cần nghiên cứu, quán triệt và vận dụng sáng tạo.
Tình hình đội ngũ trí thức nữ ở nước ta hiện nay
Nữ trí thức là những người có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật cao, có kỹ năng, kinh nghiệm, là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức cả nước. Nhìn từ khía cạnh giới, họ vừa là bộ phận tiêu biểu về trí tuệ của phụ nữ Việt Nam, đồng thời là những người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp trồng người và xây dựng gia đình bền vững.
Trong thời kỳ đổi mới, nữ trí thức Việt Nam đã không ngừng vươn lên khẳng định vị thế của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm nhận nhiều vị trí, trọng trách trong hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo, đơn vị sự nghiệp từ Trung ương đến địa phương.
Trong lĩnh vực chính trị: Trí thức nữ là người lao động, nghiên cứu khoa học, sáng tạo nhằm tìm ra nhiều giải pháp tốt hơn để tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chính sách đổi mới trong thời kỳ mới.
Trong lĩnh vực kinh tế: Trí thức nữ là người chịu trách nhiệm hướng dẫn giai cấp nông dân, công nhân tiếp thu và ứng dụng các thành quả khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới, thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa để nước ta sớm có một nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến và toàn diện.
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội: Trí thức nữ là người nỗ lực góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, thực hiện quyền của phụ nữ và bình đẳng giới, phát triển văn hóa, giáo dục, giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, “người phụ nữ Việt Nam mới” đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trong xã hội. Người phụ nữ được giải phóng khỏi sự ràng buộc của hệ thống triết lý tư tưởng phong kiến với gia đình để tự tin bước ra ngoài xã hội, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều nữ trí thức đạt được những giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế, vinh dự được Ðảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, Giải thưởng Kovalepxkai, Bông hồng vàng,... Nhiều chức danh khoa học trước đây chỉ có nam giới mới có thể đạt tới thì nay ngày càng nhiều nữ trí thức đạt được (Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học...), hoặc được nhận các danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động. Những vị trí trọng trách trong bộ máy lãnh đạo Nhà nước đã có phụ nữ tham gia. Nhiều nữ doanh nhân thành đạt, năng động đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Theo thống kê của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, trong lĩnh vực giáo dục, năm học 2015 - 2016, số phó giáo sư là nữ chiếm 18,8%; số tiến sĩ là nữ chiếm 31%, số thạc sĩ là nữ chiếm 58,1%. Ở cấp đại học, giảng viên nữ chiếm 51%. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, phó giáo sư là nữ chiếm 32,9%, nữ tiến sĩ là 40,6%, và 62,6% nữ thạc sĩ. Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, phụ nữ chiếm hơn 70% tổng số lao động.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững đất nước, vị thế, vai trò của phụ nữ nói chung, nữ trí thức nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, đặt ra nhiều thách thức như:
Nữ trí thức là những người có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật cao, có kỹ năng, kinh nghiệm, là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức cả nước. Nhìn từ khía cạnh giới, họ vừa là bộ phận tiêu biểu về trí tuệ của phụ nữ Việt Nam, đồng thời là những người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp trồng người và xây dựng gia đình bền vững.
Trong thời kỳ đổi mới, nữ trí thức Việt Nam đã không ngừng vươn lên khẳng định vị thế của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm nhận nhiều vị trí, trọng trách trong hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo, đơn vị sự nghiệp từ Trung ương đến địa phương.
Trong lĩnh vực chính trị: Trí thức nữ là người lao động, nghiên cứu khoa học, sáng tạo nhằm tìm ra nhiều giải pháp tốt hơn để tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chính sách đổi mới trong thời kỳ mới.
Trong lĩnh vực kinh tế: Trí thức nữ là người chịu trách nhiệm hướng dẫn giai cấp nông dân, công nhân tiếp thu và ứng dụng các thành quả khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới, thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa để nước ta sớm có một nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến và toàn diện.
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội: Trí thức nữ là người nỗ lực góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, thực hiện quyền của phụ nữ và bình đẳng giới, phát triển văn hóa, giáo dục, giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, “người phụ nữ Việt Nam mới” đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trong xã hội. Người phụ nữ được giải phóng khỏi sự ràng buộc của hệ thống triết lý tư tưởng phong kiến với gia đình để tự tin bước ra ngoài xã hội, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều nữ trí thức đạt được những giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế, vinh dự được Ðảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, Giải thưởng Kovalepxkai, Bông hồng vàng,... Nhiều chức danh khoa học trước đây chỉ có nam giới mới có thể đạt tới thì nay ngày càng nhiều nữ trí thức đạt được (Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học...), hoặc được nhận các danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động. Những vị trí trọng trách trong bộ máy lãnh đạo Nhà nước đã có phụ nữ tham gia. Nhiều nữ doanh nhân thành đạt, năng động đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Theo thống kê của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, trong lĩnh vực giáo dục, năm học 2015 - 2016, số phó giáo sư là nữ chiếm 18,8%; số tiến sĩ là nữ chiếm 31%, số thạc sĩ là nữ chiếm 58,1%. Ở cấp đại học, giảng viên nữ chiếm 51%. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, phó giáo sư là nữ chiếm 32,9%, nữ tiến sĩ là 40,6%, và 62,6% nữ thạc sĩ. Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, phụ nữ chiếm hơn 70% tổng số lao động.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững đất nước, vị thế, vai trò của phụ nữ nói chung, nữ trí thức nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, đặt ra nhiều thách thức như:
Một là, số lượng nữ trí thức có trình độ đại học trở lên đang ngày càng tăng nhưng càng ở bậc học cao, tỷ lệ chênh lệch giữa phụ nữ và nam giới càng lớn. Chẳng hạn, nữ giáo sư hiện chỉ chiếm 5,26%; nữ trí thức được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh chiếm 1,42%; nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV chiếm 26,80%; nữ đại biểu Hội đồng nhân dân khóa 2016 - 2021, cấp tỉnh/thành chiếm 26,46%, cấp quận, huyện, thị xã chiếm 27,51% và cấp xã, phường, thị trấn chiếm 26,70%.
Hai là, cơ cấu của đội ngũ nữ trí thức còn bất hợp lý trong phân bố vùng miền, cơ cấu ngành nghề, độ tuổi, dân tộc. Nữ trí thức tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn. Nữ trí thức người dân tộc thiểu số còn ít. Phần lớn nữ trí thức có trình độ chuyên gia đã tuổi cao. Nữ trí thức trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, chính trị có tỷ lệ thấp; ngành kinh tế và ngành khoa học xã hội chiếm tỷ lệ cao hơn.
Ba là, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng hội nhập và năng lực lãnh đạo, quản lý của một bộ phận nữ trí thức chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Bốn là, gia đình - tế bào của xã hội, đang chịu sự tác động của nhiều yếu tố làm cho các mối quan hệ của gia đình có xu hướng ngày càng lỏng lẻo. Điều này cũng diễn ra trong nhiều gia đình nữ trí thức. Với vai trò “kép”, nữ trí thức gặp nhiều khó khăn khi phải vừa thực hiện vai trò, thiên chức người vợ, người mẹ, vừa phải thực hiện vai trò, chức năng của một nhà khoa học, nhà quản lý, lãnh đạo, kinh doanh,... Thậm chí không ít nữ trí thức phải từ bỏ sự nghiệp để giữ hạnh phúc mái ấm gia đình; một số làm việc cầm chừng hoặc an phận, dẫn đến hiện tượng “lãng phí chất xám”, “bạc chất xám” của nguồn lực nữ trí thức. Hiện tượng nữ trí thức thành đạt sống độc thân hoặc chấp nhận gia đình “thiếu vắng” đang có xu hướng gia tăng. Nhìn chung, đội ngũ trí thức nước ta hiện nay còn thiếu về mặt số lượng và yếu về chất lượng so với những yêu cầu mới.
Xuất phát từ quan điểm “con người là trung tâm”, con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ trí thức nói chung, nữ trí thức nói riêng phát triển lớn mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Đặc biệt, Nghị quyết số 11 - NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã yêu cầu các ngành, các cấp tiếp tục tăng cường công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo nữ trí thức. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng”. Để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Đẩy mạnh hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo, xã hội, gia đình và phụ nữ về vị trí, tầm quan trọng của nữ trí thức
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục, đào tạo nữ trí thức ở nước ta hiện nay. Bởi vì, thực chất của việc giáo dục nâng cao nhận thức là xóa bỏ định kiến về giới, thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận, cách đánh giá, cách quy hoạch, lựa chọn, đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức nữ. Trong giáo dục nâng cao nhận thức cần đẩy mạnh và tích cực đổi mới nội dung, hình thức giáo dục, vận dụng sáng tạo, mềm dẻo, đa dạng, phong phú các phương pháp giáo dục. Công tác truyền thông cần tăng cường hỗ trợ và chú trọng nêu những tấm gương điển hình về sự cống hiến của nữ trí thức và nam trí thức; đồng thời cần chỉ rõ thái độ, hành vi phân biệt đối xử với nữ trí thức và hậu quả của nó đối với sự phát triển bền vững đất nước. Trong quá trình giáo dục cần lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, quyền của phụ nữ, vai trò, trách nhiệm của nữ trí thức vào các trương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Từ đó, giúp cho mọi người xác định rõ trách nhiệm phải xây dựng được một thái độ sống đúng đắn, tích cực, thực hiện bình đẳng về giá trị, về vai trò, vị thế của mỗi cá nhân.
Tiếp tục đẩy mạnh việc bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với nữ trí thức
Giải pháp này có ý nghĩa then chốt. Bởi vì, chính sách, pháp luật là hành lang pháp lý quan trọng của mỗi quốc gia để bảo đảm cho các nhóm đối tượng trong xã hội sống, lao động, học tập theo hiến pháp và pháp luật. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Mặc dù vậy, việc ban hành văn bản hướng dẫn, thể chế hóa quy định của pháp luật liên quan đến bình đẳng giới còn chậm. Nội luật hóa và thực hiện các cam kết quốc tế về phụ nữ nói chung và đội ngũ trí thức nữ nói riêng thực hiện chưa triệt để, việc rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành, bổ sung các quy định đặc thù cho đội ngũ nữ trí thức chưa bảo đảm kịp thời. Một trong những rào cản lớn nhất hiện nay là quy định chênh lệch về tuổi nghỉ hưu giữa phụ nữ và nam giới. Vì vậy, phải sớm khắc phục tình trạng này ngay trong việc sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Cần khắc phục tình trạng quy định không minh bạch giữa “phân biệt đối xử” và “ưu tiên, ưu đãi”. Chính sách, pháp luật phải tạo ra sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận nguồn lực, cơ hội nâng cao năng lực, cơ hội lựa chọn cho mọi công dân Việt Nam, không phân biệt giới tính, đúng tinh thần của Hiến pháp Việt Nam và chuẩn mực quốc tế về quyền của phụ nữ theo tinh thần Công ước CEDAW và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.
Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa quy định trong Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị “Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm” và quy định tại Khoản 4 Điều 11 Luật Bình đẳng giới “Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý”.
Đồng thời, để hỗ trợ nữ trí thức làm tốt vai trò kép của mình, Đảng và Nhà nước cần ban hành các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để nữ trí thức có đủ kiến thức, kỹ năng thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Cụ thể là: tạo cơ hội và điều kiện để chị em được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; xem xét tiêu chí giới khi bổ nhiệm; có các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của gia đình và cộng đồng, cơ quan về san sẻ vai trò kép đối với phụ nữ; tạo điều kiện cho chị em được học tập, nâng cao kiến thức về tâm lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo. Trong phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, cần quan tâm đến các hoạt động giảm gánh nặng gia đình cho nữ, trong đó có nữ trí thức.
Tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nữ trí thức
Giải pháp này mang tính chất đột phá, tạo nên một thị trường thuận lợi, tiếp thu, tiếp cận và áp dụng những mô hình, phương pháp, tư duy mới trong đào tạo, bồi dưỡng nữ trí thức. Hội nhập là xu thế tất yếu của thời đại, đó là môi trường quốc tế rộng lớn để các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu thông qua các mối quan hệ song phương, đa phương, tiếp nhận tri thức, thành tựu về khoa học kỹ thuật, về hợp tác quốc tế để phát triển nền kinh tế tri thức. Việc tăng cường hội nhập, đối ngoại và hợp tác quốc tế sẽ giúp cho nước ta giải phóng được tư tưởng phân biệt phụ nữ, xóa bỏ những rào cản ảnh hưởng đến quan điểm, tư duy trong giáo dục, đào tạo đội ngũ trí thức nữ. Đồng thời, khai thác và phát huy được tối đa tiềm năng của nguồn lực trí thức nữ cho sự phát triển đất nước. Tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế còn giúp chúng ta tranh thủ tiếp cận chính sách, cơ chế, pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thực hiện giáo dục, đào tạo đội ngũ trí thức của nước ta có trình độ, năng lực và mang thương hiệu quốc tế. Đó là cơ sở để nâng tầm đội ngũ trí thức nữ Việt Nam, tạo ra đội ngũ trí thức hùng hậu hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện giáo dục đào tạo đội ngũ trí thức nữ, thực hiện các chương trình, dự án về bình đẳng giới ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, những thành tựu của Việt Nam hôm nay có được về giáo dục, đào tạo đội ngũ trí thức nữ không thể thiếu sự hỗ trợ và đóng góp hiệu quả của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ trong suốt mấy thập kỷ vừa qua, kể từ khi có chính sách mở cửa hội nhập quốc tế.
Bản thân nữ trí thức cần nỗ lực vươn lên, vượt qua rào cản để tự giáo dục, rèn luyện tu dưỡng cho chính mình
Đây là giải pháp mang tính chủ quan của người nữ trí thức, đóng vai trò nòng cốt trong việc giáo dục, đào tạo đội ngũ trí thức nữ. Tự học, tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân là động lực lớn để người nữ trí thức hoàn thiện mình. Cần giữ vững lập trường chính trị, tích cực rèn luyện đạo đức, lối sống theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, nữ trí thức Việt Nam có nhiều cơ hội và cũng gặp nhiều thách thức để có thể khẳng định vai trò của mình. Do đó, bản thân nữ trí thức trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trò về giới của mình, mới có thể nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới. Muốn vậy, nữ trí thức cần nỗ lực nhiều mặt để vượt qua rào cản của sự tự kỳ thị, vượt qua tâm lý an phận, luôn có ý thức cầu tiến, độc lập trong tư duy, không ngừng nỗ lực để gặt hái thành công. Chú trọng rèn luyện kỹ năng sống: Tự tin, sáng tạo, quyết đoán, lập kế hoạch, biết đối mặt với áp lực, biết chăm sóc bản thân và gia đình. Để có được kỹ năng sống, nữ trí thức cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để tích lũy tri thức và kinh nghiệm sống. Mở rộng các mối quan hệ giao lưu xã hội, tạo thói quen suy nghĩ tích cực, sẵn sàng chia sẻ, siêng năng lao động, rèn luyện và tự chăm sóc sức khoẻ. Cần tận dụng sự hỗ trợ tích cực từ phía khách quan, cùng với những nỗ lực chủ quan, vượt qua những trở ngại về giới, để đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, xác lập vai trò, tạo vị thế cho bản thân.
Mặt khác, nữ trí trức cần phấn đấu học hỏi không ngừng để tự tin vượt qua rào cản, nhất là tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin, học tập và rèn luyện vốn ngoại ngữ. Vì hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, nhiều công việc yêu cầu phải sử dụng máy tính, nhiều công việc cần giao lưu, hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế, người nước ngoài... Đây là cơ hội tốt cho những phụ nữ sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và ngoại ngữ nhưng sẽ trở thành rào cản cho những người không biết sử dụng hoặc hạn chế.
Vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao trong xã hội, điều đó đòi hỏi nữ trí thức không ngừng học tập, rèn luyện, đồng thời phải làm tròn vai trò của người mẹ, người vợ trong gia đình. Muốn làm tròn vai trò làm vợ, nữ trí thức cần phát huy trí tuệ để giữ mái ấm gia đình, luôn có ý thức trau dồi tứ đức Công - Dung - Ngôn - Hạnh phù hợp với thời đại mới. Làm tròn vai trò làm mẹ trong nuôi dưỡng, giáo dục con cái khôn lớn trưởng thành, là tấm gương phản chiếu cho con. Phải biết thu hút các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ công việc gia đình, sự nghiệp, nhất là người chồng.
Mỗi giải pháp có vị trí, vai trò và nội dung khác nhau, song lại có quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, do đó, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngữ trí thức nữ cần thực hiện thống nhất, đồng bộ các giải pháp. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và những đặc thù của cơ quan, đơn vị, địa phương mình mà các cấp ủy đảng, lãnh đạo, chỉ huy, người đứng đầu lựa chọn giải pháp mang tính chất đột phá để việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức nữ mang lại hiệu quả cao hơn./.
-----------------------------------------------------
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.157
(2) 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.55
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.53
Hai là, cơ cấu của đội ngũ nữ trí thức còn bất hợp lý trong phân bố vùng miền, cơ cấu ngành nghề, độ tuổi, dân tộc. Nữ trí thức tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn. Nữ trí thức người dân tộc thiểu số còn ít. Phần lớn nữ trí thức có trình độ chuyên gia đã tuổi cao. Nữ trí thức trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, chính trị có tỷ lệ thấp; ngành kinh tế và ngành khoa học xã hội chiếm tỷ lệ cao hơn.
Ba là, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng hội nhập và năng lực lãnh đạo, quản lý của một bộ phận nữ trí thức chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Bốn là, gia đình - tế bào của xã hội, đang chịu sự tác động của nhiều yếu tố làm cho các mối quan hệ của gia đình có xu hướng ngày càng lỏng lẻo. Điều này cũng diễn ra trong nhiều gia đình nữ trí thức. Với vai trò “kép”, nữ trí thức gặp nhiều khó khăn khi phải vừa thực hiện vai trò, thiên chức người vợ, người mẹ, vừa phải thực hiện vai trò, chức năng của một nhà khoa học, nhà quản lý, lãnh đạo, kinh doanh,... Thậm chí không ít nữ trí thức phải từ bỏ sự nghiệp để giữ hạnh phúc mái ấm gia đình; một số làm việc cầm chừng hoặc an phận, dẫn đến hiện tượng “lãng phí chất xám”, “bạc chất xám” của nguồn lực nữ trí thức. Hiện tượng nữ trí thức thành đạt sống độc thân hoặc chấp nhận gia đình “thiếu vắng” đang có xu hướng gia tăng. Nhìn chung, đội ngũ trí thức nước ta hiện nay còn thiếu về mặt số lượng và yếu về chất lượng so với những yêu cầu mới.
Xuất phát từ quan điểm “con người là trung tâm”, con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ trí thức nói chung, nữ trí thức nói riêng phát triển lớn mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Đặc biệt, Nghị quyết số 11 - NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã yêu cầu các ngành, các cấp tiếp tục tăng cường công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo nữ trí thức. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng”. Để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Đẩy mạnh hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo, xã hội, gia đình và phụ nữ về vị trí, tầm quan trọng của nữ trí thức
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục, đào tạo nữ trí thức ở nước ta hiện nay. Bởi vì, thực chất của việc giáo dục nâng cao nhận thức là xóa bỏ định kiến về giới, thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận, cách đánh giá, cách quy hoạch, lựa chọn, đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức nữ. Trong giáo dục nâng cao nhận thức cần đẩy mạnh và tích cực đổi mới nội dung, hình thức giáo dục, vận dụng sáng tạo, mềm dẻo, đa dạng, phong phú các phương pháp giáo dục. Công tác truyền thông cần tăng cường hỗ trợ và chú trọng nêu những tấm gương điển hình về sự cống hiến của nữ trí thức và nam trí thức; đồng thời cần chỉ rõ thái độ, hành vi phân biệt đối xử với nữ trí thức và hậu quả của nó đối với sự phát triển bền vững đất nước. Trong quá trình giáo dục cần lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, quyền của phụ nữ, vai trò, trách nhiệm của nữ trí thức vào các trương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Từ đó, giúp cho mọi người xác định rõ trách nhiệm phải xây dựng được một thái độ sống đúng đắn, tích cực, thực hiện bình đẳng về giá trị, về vai trò, vị thế của mỗi cá nhân.
Tiếp tục đẩy mạnh việc bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với nữ trí thức
Giải pháp này có ý nghĩa then chốt. Bởi vì, chính sách, pháp luật là hành lang pháp lý quan trọng của mỗi quốc gia để bảo đảm cho các nhóm đối tượng trong xã hội sống, lao động, học tập theo hiến pháp và pháp luật. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Mặc dù vậy, việc ban hành văn bản hướng dẫn, thể chế hóa quy định của pháp luật liên quan đến bình đẳng giới còn chậm. Nội luật hóa và thực hiện các cam kết quốc tế về phụ nữ nói chung và đội ngũ trí thức nữ nói riêng thực hiện chưa triệt để, việc rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành, bổ sung các quy định đặc thù cho đội ngũ nữ trí thức chưa bảo đảm kịp thời. Một trong những rào cản lớn nhất hiện nay là quy định chênh lệch về tuổi nghỉ hưu giữa phụ nữ và nam giới. Vì vậy, phải sớm khắc phục tình trạng này ngay trong việc sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Cần khắc phục tình trạng quy định không minh bạch giữa “phân biệt đối xử” và “ưu tiên, ưu đãi”. Chính sách, pháp luật phải tạo ra sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận nguồn lực, cơ hội nâng cao năng lực, cơ hội lựa chọn cho mọi công dân Việt Nam, không phân biệt giới tính, đúng tinh thần của Hiến pháp Việt Nam và chuẩn mực quốc tế về quyền của phụ nữ theo tinh thần Công ước CEDAW và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.
Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa quy định trong Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị “Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm” và quy định tại Khoản 4 Điều 11 Luật Bình đẳng giới “Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý”.
Đồng thời, để hỗ trợ nữ trí thức làm tốt vai trò kép của mình, Đảng và Nhà nước cần ban hành các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để nữ trí thức có đủ kiến thức, kỹ năng thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Cụ thể là: tạo cơ hội và điều kiện để chị em được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; xem xét tiêu chí giới khi bổ nhiệm; có các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của gia đình và cộng đồng, cơ quan về san sẻ vai trò kép đối với phụ nữ; tạo điều kiện cho chị em được học tập, nâng cao kiến thức về tâm lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo. Trong phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, cần quan tâm đến các hoạt động giảm gánh nặng gia đình cho nữ, trong đó có nữ trí thức.
Tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nữ trí thức
Giải pháp này mang tính chất đột phá, tạo nên một thị trường thuận lợi, tiếp thu, tiếp cận và áp dụng những mô hình, phương pháp, tư duy mới trong đào tạo, bồi dưỡng nữ trí thức. Hội nhập là xu thế tất yếu của thời đại, đó là môi trường quốc tế rộng lớn để các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu thông qua các mối quan hệ song phương, đa phương, tiếp nhận tri thức, thành tựu về khoa học kỹ thuật, về hợp tác quốc tế để phát triển nền kinh tế tri thức. Việc tăng cường hội nhập, đối ngoại và hợp tác quốc tế sẽ giúp cho nước ta giải phóng được tư tưởng phân biệt phụ nữ, xóa bỏ những rào cản ảnh hưởng đến quan điểm, tư duy trong giáo dục, đào tạo đội ngũ trí thức nữ. Đồng thời, khai thác và phát huy được tối đa tiềm năng của nguồn lực trí thức nữ cho sự phát triển đất nước. Tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế còn giúp chúng ta tranh thủ tiếp cận chính sách, cơ chế, pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thực hiện giáo dục, đào tạo đội ngũ trí thức của nước ta có trình độ, năng lực và mang thương hiệu quốc tế. Đó là cơ sở để nâng tầm đội ngũ trí thức nữ Việt Nam, tạo ra đội ngũ trí thức hùng hậu hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện giáo dục đào tạo đội ngũ trí thức nữ, thực hiện các chương trình, dự án về bình đẳng giới ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, những thành tựu của Việt Nam hôm nay có được về giáo dục, đào tạo đội ngũ trí thức nữ không thể thiếu sự hỗ trợ và đóng góp hiệu quả của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ trong suốt mấy thập kỷ vừa qua, kể từ khi có chính sách mở cửa hội nhập quốc tế.
Bản thân nữ trí thức cần nỗ lực vươn lên, vượt qua rào cản để tự giáo dục, rèn luyện tu dưỡng cho chính mình
Đây là giải pháp mang tính chủ quan của người nữ trí thức, đóng vai trò nòng cốt trong việc giáo dục, đào tạo đội ngũ trí thức nữ. Tự học, tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân là động lực lớn để người nữ trí thức hoàn thiện mình. Cần giữ vững lập trường chính trị, tích cực rèn luyện đạo đức, lối sống theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, nữ trí thức Việt Nam có nhiều cơ hội và cũng gặp nhiều thách thức để có thể khẳng định vai trò của mình. Do đó, bản thân nữ trí thức trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trò về giới của mình, mới có thể nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới. Muốn vậy, nữ trí thức cần nỗ lực nhiều mặt để vượt qua rào cản của sự tự kỳ thị, vượt qua tâm lý an phận, luôn có ý thức cầu tiến, độc lập trong tư duy, không ngừng nỗ lực để gặt hái thành công. Chú trọng rèn luyện kỹ năng sống: Tự tin, sáng tạo, quyết đoán, lập kế hoạch, biết đối mặt với áp lực, biết chăm sóc bản thân và gia đình. Để có được kỹ năng sống, nữ trí thức cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để tích lũy tri thức và kinh nghiệm sống. Mở rộng các mối quan hệ giao lưu xã hội, tạo thói quen suy nghĩ tích cực, sẵn sàng chia sẻ, siêng năng lao động, rèn luyện và tự chăm sóc sức khoẻ. Cần tận dụng sự hỗ trợ tích cực từ phía khách quan, cùng với những nỗ lực chủ quan, vượt qua những trở ngại về giới, để đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, xác lập vai trò, tạo vị thế cho bản thân.
Mặt khác, nữ trí trức cần phấn đấu học hỏi không ngừng để tự tin vượt qua rào cản, nhất là tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin, học tập và rèn luyện vốn ngoại ngữ. Vì hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, nhiều công việc yêu cầu phải sử dụng máy tính, nhiều công việc cần giao lưu, hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế, người nước ngoài... Đây là cơ hội tốt cho những phụ nữ sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và ngoại ngữ nhưng sẽ trở thành rào cản cho những người không biết sử dụng hoặc hạn chế.
Vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao trong xã hội, điều đó đòi hỏi nữ trí thức không ngừng học tập, rèn luyện, đồng thời phải làm tròn vai trò của người mẹ, người vợ trong gia đình. Muốn làm tròn vai trò làm vợ, nữ trí thức cần phát huy trí tuệ để giữ mái ấm gia đình, luôn có ý thức trau dồi tứ đức Công - Dung - Ngôn - Hạnh phù hợp với thời đại mới. Làm tròn vai trò làm mẹ trong nuôi dưỡng, giáo dục con cái khôn lớn trưởng thành, là tấm gương phản chiếu cho con. Phải biết thu hút các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ công việc gia đình, sự nghiệp, nhất là người chồng.
Mỗi giải pháp có vị trí, vai trò và nội dung khác nhau, song lại có quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, do đó, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngữ trí thức nữ cần thực hiện thống nhất, đồng bộ các giải pháp. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và những đặc thù của cơ quan, đơn vị, địa phương mình mà các cấp ủy đảng, lãnh đạo, chỉ huy, người đứng đầu lựa chọn giải pháp mang tính chất đột phá để việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức nữ mang lại hiệu quả cao hơn./.
-----------------------------------------------------
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.157
(2) 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.55
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.53
Liên kết, ứng dụng công nghệ phát triển các nguồn tài nguyên bản địa “Dừa, Gạo, Cá, Sen - Du lịch” vùng đồng bằng sông Cửu Long  (27/10/2017)
Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa xã hội hiện thực - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại  (26/10/2017)
Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa xã hội hiện thực - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại  (26/10/2017)
Tiếp tục huy động các lực lượng hỗ trợ, khắc phục hậu quả mưa lũ  (26/10/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên