Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình: Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010-2015) đã đề ra
TCCSĐT - Những năm qua, các hoạt động của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình đã trực tiếp tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân tỉnh Hòa Bình và có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010-2015) đã đề ra.
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, hệ thống tổ chức bộ máy của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình từng bước được thành lập và củng cố từ tỉnh, huyện đến các xã, phường, thị trấn. Theo yêu cầu nhiệm vụ qua các thời kỳ và những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, nhiều chức năng, nhiệm vụ mới được bổ sung. Hiện nay, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội, các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của ngành và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Những năm qua, đặc biệt là qua gần 30 năm đổi mới, toàn ngành đã đạt nhiều kết quả to lớn trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển bền vững của tỉnh.
Xác định lĩnh vực lao động, việc làm và dạy nghề là một phần quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống nhân dân nên ngành luôn tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, góp phần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Tăng cường hoạt động giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức. Thực hiện tốt các chương trình dạy nghề, các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Trong giai đoạn 2010-2015 giải quyết việc làm trong nước cho khoảng 76.000 chỗ làm việc; xuất khẩu lao động trên 1.500 người; thị trường lao động được củng cố và phát triển, tần suất các phiên giao dịch việc làm được tăng lên. Các chính sách về tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cơ bản được các doanh nghiệp thực hiện tốt, không có đình công hoặc tranh chấp lao động lớn xảy ra trên địa bàn. Toàn tỉnh hiện có khoảng 570.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó số người tham gia hoạt động kinh tế khoảng 497.000 người (chiếm 60% dân số), có khoảng 40.000 lao động đang làm việc ở hơn 2.000 doanh nghiệp. Cơ cấu lao động ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 13,5%; dịch vụ - thương mại chiếm 17,5%; nông lâm ngư nghiệp giảm còn 69%.
Tuyển sinh học nghề đã tăng cả về số trường, lớp và số học sinh được đào tạo. Cả tỉnh có 3 trường cao đẳng nghề; 1 trường trung cấp nghề với khả năng đào tạo nghề hệ trung cấp và cao đẳng cho 5.000 học sinh/năm. Có 17 trung tâm dạy nghề (trong đó có 10 trung tâm dạy nghề cấp huyện) và 20 cơ sở có tham gia hoạt động dạy nghề. Giai đoạn 2011 đến nay đã có 69.293 lao động được học nghề (cao đẳng 2.001 người; trung cấp 5.777, sơ cấp và dạy nghề thường xuyên 61.515 người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 29% (2010) lên 45% (2015).
Nhận thức rõ đói nghèo ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân nên ngành đã tập trung thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch giảm nghèo của tỉnh đề ra. Ngoài ra, ngành còn tập trung thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo có vốn sản xuất, có cơ hội phát triển ngành nghề. Việc huy động tổng hợp các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, đầu tư tập trung, trọng điểm và đúng địa chỉ; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai đồng bộ lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội khác trên địa bàn đã đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo. Các chính sách ưu đãi về tín dụng, giáo dục, bảo hiểm y tế, nhà ở, đầu tư hạ tầng cho người nghèo, cận nghèo, địa bàn nghèo thực hiện đầy đủ. Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm từ 31,51% năm 2010 xuống còn 13%, bình quân mỗi năm giảm 3,7%. Đã hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho các hộ nghèo trong dịp tết.
Công tác bảo trợ xã hội được quan tâm; phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh và vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm triển khai các hoạt động nhân đạo, từ thiện, hỗ trợ đời sống cho người khó khăn. Thực hiện hỗ trợ, cứu trợ 350 tấn gạo cho các hộ dân khó khăn với kinh phí 30 tỷ đồng. Cứu trợ 350 tấn gạo; hỗ trợ thường xuyên cho trên 20.000 đối tượng xã hội tại cộng đồng.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đối với 8.000 người có công hưởng thường xuyên; không để xảy ra sai phạm, tiêu cực. Tổ chức điều dưỡng tập trung cho 6.500 lượt người có công. Phong tặng, truy tặng 114 “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Xây dựng mới 6 đền thờ liệt sĩ cấp huyện, 81 nhà bia ghi tên liệt sỹ cấp xã, nâng cấp 15 nghĩa trang liệt sĩ. Vận động ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp đạt trên 5 tỷ đồng/năm, trao tặng 1.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa tổng trị giá 700 triệu đồng. Hỗ trợ xây mới 318 nhà tình nghĩa trị giá 12 tỷ đồng, sửa chữa 361 nhà trị giá 6,4 tỷ đồng, không còn hộ gia đình người có công ở nhà tạm; có 98,4% hộ gia đình chính sách có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình so với dân cư trên cùng địa bàn; 97,6% xã, phường được đánh giá làm tốt công tác người có công. Ban hành quy định tặng quà lễ, tết cho thân nhân của tất cả người có công của tỉnh đã từ trần từ trước tới nay. 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đến năm 2014 giảm còn 19%; 83% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trợ giúp; 127/210 xã phường (đạt 60,5%) đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em.
Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai tại Trung tâm, gia đình và cộng đồng; tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán trở về, trẻ em bị xâm hại tình dục; Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Thành lập cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
Công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ đạt nhiều tiến bộ: 100% sở, ngành, huyện, thành phố thực hiện lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển của sở, ngành và địa phương. Số cán bộ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương của các cơ quan, cấp tỉnh và các huyện là 184/604, chiếm tỷ lệ 30,46%; tỷ lệ nữ đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh đạt 18,33%, cấp huyện, thành phố đạt 25,98%, cấp xã đạt 22,03%. Có 35% số đảng viên là nữ. Tỷ lệ nữ được giải quyết việc làm đạt từ 46-49%, đào tạo nghề đạt 46%, tiếp cận với dịch vụ y tế đạt 99,9%.
Một số khó khăn, hạn chế cần được khắc phục
- Tình trạng suy giảm kinh tế và cắt giảm đầu tư công đã tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất hoặc giải thể; công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, chậm đóng bảo hiểm xã hội ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
- Chất lượng công tác dạy nghề thấp, khó tuyển sinh, chưa liên kết được nhiều doanh nghiệp để đào tạo. Công tác tuyên truyền và chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Chính phủ còn hạn chế, nguồn lực của tỉnh dành cho hoạt động này chưa nhiều; nhận thức về hiệu quả và sự tham gia của người dân chưa cao.
- Thu hút doanh nghiệp vào đầu tư ở các địa bàn khó khăn và xã an toàn khu không nhiều. Chế độ trợ giúp cho người nghèo về y tế, giáo dục còn chậm do địa bàn rộng, còn để sót hoặc trùng khi cấp thẻ bảo hiểm y tế. Các chế độ của Nhà nước hỗ trợ người nghèo như cho vay vốn phát triển sản xuất thời gian còn ngắn, mức vay thấp, giảm nghèo chưa thực sự bền vững.
- Các nguồn lực đầu tư cho công tác của ngành thấp, mức độ xã hội hóa chưa nhiều; thực hiện cải cách hành chính chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.
- Một số chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ, kịp thời, nên việc cụ thể hóa để triển khai ở địa phương còn nhiều khó khăn, lúng túng.
Một số giải pháp cơ bản của ngành giai đoạn 2016-2020
Với mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để giải quyết việc làm thu hút đầu tư; phát triển hệ thống trợ giúp xã hội hiệu quả, linh hoạt, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo bền vững; nâng cao đời sống người có công và nhân dân; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, giai đoạn 2016-2020 nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp cơ bản công tác Lao động -Thương binh và Xã hội của tỉnh là:
Một là, phát triển đồng bộ thị trường lao động. Nâng cao hiệu quả của hoạt động dịch vụ việc làm; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động. Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ tạo việc làm, xuất khẩu lao động cho lao động yếu thế nhất là lao động thuộc hộ nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là thanh niên nông thôn, phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 16.000 lao động, khống chế tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%. Bảo vệ quyền lợi, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, xây dựng quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong khu vực sản xuất kinh doanh.
Hai là, triển khai thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện việc quy hoạch sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát phát triển nhân lực của tỉnh. Nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án 1956 về dạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch cấu lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới.
Ba là, điều tra, xác định chính xác tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 cách đánh giá cũng như cách tiếp cận để giảm nghèo theo hướng chuẩn mới đa chiều. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo theo hướng bền vững, từng bước nâng cao mức sống của người nghèo.
Bốn là, thực hiện có hiệu quả các đề án xã hội và công tác trợ giúp xã hội tại cộng đồng. Xây dựng hệ thống cộng tác viên công tác xã hội ở cấp xã. Huy động tối đa các nguồn lực cho hoạt động hỗ trợ xã hội.
Năm là, thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi người có công; nhất là các chính sách mới ban hành và những trường hợp còn tồn đọng. Đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, tu bổ nghĩa trang, tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ để chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người có công.
Sáu là, xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện tốt hơn các quyền của trẻ em. Mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và phúc lợi xã hội dành cho trẻ em nhất là trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Bảy là, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy với các hình thức phù hợp, hiệu quả. Tích cực đấu tranh ngăn chặn, phòng, ngừa, giảm phát sinh mới tệ nạn ma túy, mại dâm, phòng chống mua bán người.
Tám là, tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm, chủ chương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, đề xuất chính sách, cơ chế đột phá để sự bình đẳng sự tiến bộ của phụ nữ trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, y tế, giáo dục,… đạt được kết quả rõ rệt hơn giai đoạn trước./.
Lâm Đồng đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn theo hướng chất lượng  (30/11/2015)
Một số suy nghĩ về xây dựng hệ giá trị văn hóa ở nước ta hiện nay  (30/11/2015)
Một số suy nghĩ về xây dựng hệ giá trị văn hóa ở nước ta hiện nay  (30/11/2015)
Nhìn lại 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng  (30/11/2015)
Nhìn lại 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng  (30/11/2015)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay