Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đội ngũ trí thức phải có nhận thức mới, tư duy khoa học gắn với giải pháp thiết thực
TCCS - Ngày 28-8-2024, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024.
Cùng dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội; lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và 135 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta luôn quý trọng hiền tài và đội ngũ trí thức, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu. Ngay từ khi mới thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói: "Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài". Hiến pháp năm 2013 đã hiến định: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức". Nghị quyết số 45-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khẳng định, đội ngũ trí thức là nguồn lực đặc biệt trong phát triển kinh tế tri thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế… là nhân tố quan trọng trong nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, từ khi ra đời đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, nỗ lực đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tập hợp trí thức; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện tư vấn, phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tham gia xây dựng pháp luật... Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã từng bước thể hiện vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Nhiều nhà khoa học đã vinh dự được Đảng và Nhà nước vinh danh là Anh hùng Lao động, như: GS Trần Đại Nghĩa, GS Lương Định Của, GS Bùi Huy Đáp, GS, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng … và nhiều nhà khoa học khác đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương cao quý của Đảng, Nhà nước và quốc tế.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao về những nỗ lực cố gắng, kết quả nổi bật đã đạt được của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ; ghi nhận, biểu dương 135 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu được vinh danh. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ: Cơ chế, chính sách chưa khuyến khích, phát huy tối đa tiềm năng, sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ; khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Hệ thống tổ chức, bộ máy cán bộ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam còn có những bất cập, nội dung và phương thức hoạt động chưa có nhiều đổi mới…
Bối cảnh toàn cầu hóa giúp khoa học và công nghệ nước ta từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa học - công nghệ của quốc tế, tạo thuận lợi cho việc học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ quốc tế phục vụ cho sự phát triển của đất nước; tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức mới. Bên cạnh đó là yêu cầu cấp thiết về hành lang pháp lý, thể chế, chính sách, đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học và các trung tâm khoa học lớn của nước ta. Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với truyền thống đoàn kết, phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục là hạt nhân tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài, góp phần tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Cùng với đó, phát huy hơn nữa vai trò là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát và phản biện xã hội; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn, các trí thức tiêu biểu sẽ là những tấm gương sáng lan tỏa, truyền cảm hứng trong đơn vị mình, tổ chức mình, trong toàn đội ngũ và xã hội, xứng đáng với niềm tin, hy vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu, các trí thức của nước nhà là những người làm rạng danh cho đất nước, vẻ vang cho dân tộc./.
Hà Phương (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8-2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (13/08/2024)
Đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức tinh hoa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: Thành tựu và những vấn đề đặt ra  (06/02/2024)
Tạo động lực cho trí thức Việt Nam phát triển đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư  (15/11/2023)
Phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước  (14/09/2023)
Vai trò của đội ngũ trí thức trong xây dựng nền văn hóa dân tộc  (13/01/2023)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm