Thành phố Hà Nội: Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
TCCS - Trong năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Hà Nội đã có những chuyển biến tích, đạt được thành tích ấy là nhờ có sự chỉ đạo sâu sát của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và sự tham gia tích cực của các cơ quan có liên quan.
Hiện thực hoá công tác chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Công văn số 564-CV/TU, ngày 8-11-2022 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố. Trước đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 152/KH-UBND, ngày 1-6-2022, về thực hiện chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Mục đích của kế hoạch là nhằm cụ thể hóa để triển khai thực hiện hiệu quả, nghiêm túc các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý đối với hành vi tham nhũng, tiêu cực nhằm từng bước đẩy lùi tham nhũng.
Kế hoạch là căn cứ để các sở, ban, ngành; ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm góp phần xây dựng hệ thống chính trị của thành phố trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Thành phố Hà Nội xác định, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chính quyền từ thành phố đến cơ sở tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực; phổ biến giáo dục pháp luật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cụ thể hoá chủ trương trên, trong 6 tháng đầu năm 2022, thành phố Hà Nội đã thực hiện in, phát các tờ gấp giới thiệu các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hiện phổ biến qua các buổi họp giao ban trực tuyến tại đơn vị, trên đài phát thanh địa phương... Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp theo từng nhóm đối tượng, địa bàn.
Các đơn vị trên địa bàn thành phố đã tổ chức 2.655 cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với hơn 20.000 lượt người tham gia. Qua phổ biến, giáo dục pháp luật đã nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, ngày 13-9-2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 243/KH-UBND, “Về việc tăng cường tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Kế hoạch được ban hành nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả việc phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng gắn với thực hiện “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tới từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân Thủ đô. Kế hoạch xác định thực hiện đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, thích hợp với từng loại đối tượng. Theo đó, căn cứ tình hình thực tế và đối tượng có thể lựa chọn các hình thức phù hợp như: qua hệ thống truyền thanh cơ sở, báo in, báo hình, biên soạn tài liệu, xây dựng tủ sách pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet.... Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng tập trung vào Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó chú trọng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, mô hình, kinh nghiệm, gương tiêu biểu trong phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính, phê phán những biểu hiện tiêu cực... Đồng thời, theo kế hoạch, các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp của thành phố và ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị trực thuộc thực hiện thường xuyên, liên tục hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn.
Thành phố Hà Nội gắn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, các văn bản của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các kết luận của đồng chí Tổng Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng và việc; thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021, của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị khoá XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các chương trình, kế hoạch của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng trên các lĩnh vực; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Đồng thời, tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của các địa phương, đơn vị; rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. Thực hiện phân cấp gắn liền với phân quyền và tăng cường trách nhiệm cá nhân; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính với mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính, phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành và quận, huyện, thị xã; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.
Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương, thành phố về công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân theo quy định của Đảng, Luật Tiếp công dân.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, Công an thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố và các cơ quan liên quan trong việc tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm; kịp thời đề xuất, chuyển các vụ việc qua công tác thanh tra có dấu hiệu sai phạm về tham nhũng, tiêu cực sang cơ quan điều tra xem xét, xử lý. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm để nâng cao hiệu quả công tác răn đe, phòng ngừa.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân, đặc biệt là vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông trong công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội đối với các dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, các dự thảo đề án, quy định, quyết định... của Ủy ban nhân dân thành phố để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn thành phố.
Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thành phố, công tác phòng, chống tham nhũng tại Hà Nội đã có những kết quả đánh khích lệ. Theo Văn bản số 1342-CV/TTCP-C.IV, ngày 31-8-2022, của Thanh tra Chính phủ về việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 của thành phố Hà Nội. Điểm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 đối với thành phố đạt 74,2/100 điểm, xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố./.
Đảng bộ thành phố Hà Nội quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện thật tốt các định hướng chỉ đạo trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác cán bộ  (18/11/2022)
Khối đại đoàn kết toàn dân tộc - yếu tố tạo nên thành công của Hà Nội  (18/11/2022)
Hợp tác quốc tế: Cơ hội cho Thủ đô Hà Nội thúc đẩy liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp  (16/11/2022)
Nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Hà Nội  (16/11/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên