Quốc hội thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ và chức vụ Chủ tịch nước
TCCS - Ngày 2-4-2021, kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV tiếp tục chương trình làm việc về công tác nhân sự, dưới sự điều hành của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
* Sáng ngày 2-4-2021, theo chương trình phiên họp, đại biểu Quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội đã tiến hành miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Sau khi ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã nghe Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc công bố dự thảo nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, căn cứ biên bản kết quả kiểm phiếu miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ ngày 2-4-2021, Quốc hội quyết nghị miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Xuân Phúc.
Với 446/452 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 92,92% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ đối với Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Phúc.
Thay mặt Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tặng hoa và gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Phúc.
* Chiều ngày 2-4-2021, theo chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước.
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Sau khi ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc công bố dự thảo nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước.
Theo đó, Quốc hội quyết nghị miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ khi Quốc hội bầu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với 438/440 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 91,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Phú Trọng.
Với tình cảm thắm thiết, thay mặt Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tặng hoa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, hơn 2 năm qua, trong điều kiện cụ thể, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đồng thời giữ cương vị Chủ tịch nước. Mặc dù nhiệm vụ rất nặng nề nhưng với trách nhiệm cao cả trước Đảng, trước nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành hết tâm sức của mình cho sự phát triển của đất nước, hoàn thành xuất sắc trọng trách trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lời cảm ơn trân trọng và kính chúc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn mạnh khỏe, cùng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển nhanh, bền vững.
Trong phiên họp buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Chủ tịch nước./.
Trung Duy (tổng hợp)
Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV: Bầu 3 Phó Chủ tịch Quốc hội và trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ  (01/04/2021)
Thông cáo báo chí số 5 kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV  (31/03/2021)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước được cử tri nơi cư trú tín nhiệm và ủng hộ cao tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV  (30/03/2021)
Công bố nghị định, quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về phát triển thành phố Đà Nẵng  (30/03/2021)
Thông cáo báo chí số 4 kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV  (30/03/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển