Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 24 đến 30-12-2018)
22:50, ngày 02-01-2019
TCCSĐT - Phát biểu tại cuộc họp báo công bố về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chiều 27-12, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, GDP cả năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất trong 11 năm trở lại đây.
Dấu ấn của tăng trưởng ngành nông nghiệp trong năm 2018
Đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có mức tăng khá cao với 3,76%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong bảy năm qua đã khẳng định việc chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, năm 2018, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và người dân nên chúng ta đã đạt được một năm thắng lợi toàn diện.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2018 đạt kỷ lục với 40 tỷ USD. Xây dựng nông thôn mới đã đạt 42,4% số xã và 61 huyện, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao cho ngành trong năm 2018. Bên cạnh đó, tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,65%, là con số rất cao nếu so với mức binh quân thế giới chỉ đạt 29%.
Những kết quả trên đã khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng chuyển từ mục tiêu số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, phân khúc sang quy mô lớn, khép kín theo chuỗi giá trị.
Sự chuyển đổi trong sản xuất không chỉ dựa vào lợi thế, tiềm năng mà theo sát nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cùng với đó là tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn. Những giống lúa mới chất lượng cao đang dần thay thế giống lúa truyền thống, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP cho giá trị kinh tế cao.
Những sản phẩm có lợi thế và thị trường như thủy sản, rau, hoa, quả nhiệt đới, đồ gỗ và lâm đặc sản được phát huy. Đồng thời, giảm các ngành hàng, sản phẩm đang có xu hướng tăng cung.
Chẳng hạn như sự chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản đã nâng cao giá trị sản xuất gấp 2,3 lần; trong đó riêng chuyển đổi 1ha đất canh tác lúa sang nuôi tôm nước lợ sẽ nâng cao giá trị gấp khoảng 5 lần.
Đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có mức tăng khá cao với 3,76%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong bảy năm qua đã khẳng định việc chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, năm 2018, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và người dân nên chúng ta đã đạt được một năm thắng lợi toàn diện.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2018 đạt kỷ lục với 40 tỷ USD. Xây dựng nông thôn mới đã đạt 42,4% số xã và 61 huyện, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao cho ngành trong năm 2018. Bên cạnh đó, tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,65%, là con số rất cao nếu so với mức binh quân thế giới chỉ đạt 29%.
Những kết quả trên đã khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng chuyển từ mục tiêu số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, phân khúc sang quy mô lớn, khép kín theo chuỗi giá trị.
Sự chuyển đổi trong sản xuất không chỉ dựa vào lợi thế, tiềm năng mà theo sát nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cùng với đó là tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn. Những giống lúa mới chất lượng cao đang dần thay thế giống lúa truyền thống, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP cho giá trị kinh tế cao.
Những sản phẩm có lợi thế và thị trường như thủy sản, rau, hoa, quả nhiệt đới, đồ gỗ và lâm đặc sản được phát huy. Đồng thời, giảm các ngành hàng, sản phẩm đang có xu hướng tăng cung.
Chẳng hạn như sự chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản đã nâng cao giá trị sản xuất gấp 2,3 lần; trong đó riêng chuyển đổi 1ha đất canh tác lúa sang nuôi tôm nước lợ sẽ nâng cao giá trị gấp khoảng 5 lần.
Năm 2018, thị trường thế giới cũng có nhiều biến động, tiêu biểu là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; sự gia tăng bảo hộ thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thị trường nông sản lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Giá cả các mặt hàng cây công nghiệp trên thị trường thế giới, nhất là tiêu, đường... sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp tục xác lập kỷ mục mới, hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao.
Ban hành quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật giao dịch điện tử; quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định pháp luật liên quan.
Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến. Việc sử dụng chứng thư số và chữ ký số trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải tuân thủ quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Nghị định quy định chứng từ điện tử phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành. Hình thức thể hiện, việc khởi tạo, gửi, nhận chứng từ điện tử và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo Luật Giao dịch điện tử.
Chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc khi được thực hiện một trong các biện pháp chứng từ điện tử được ký số bởi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm có liên quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Hệ thống thông tin có biện pháp bảo đảm toàn vẹn chứng từ điện tử trong quá trình truyền gửi, nhận, lưu trữ trên hệ thống; ghi nhận cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan đã tham gia xử lý chứng từ điện tử và áp dụng một trong các biện pháp sau để xác thực cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan tham gia xử lý chứng từ điện tử: xác thực bằng chứng thư số, xác thực bằng sinh trắc học, xác thực từ hai yếu tố trở lên trong đó có yếu tố là mã xác thực dùng một lần hoặc mã xác thực ngẫu nhiên.
Biện pháp khác mà các bên tham gia giao dịch thống nhất lựa chọn, bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu, tính xác thực, tính chống chối bỏ, phù hợp với quy định của Luật giao dịch điện tử.
Nghị định quy định cụ thể việc chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử. Theo nghị định, về phương thức chuyển đổi, chứng từ giấy được chuyển thành điện tử bằng hình thức sao chụp và chuyển thành tệp tin trên hệ thống thông tin, hoặc nội dung của chứng từ giấy được chuyển thành dữ liệu để lưu vào hệ thống thông tin.
Chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy phải đáp ứng các điều kiện: phản ánh đầy đủ nội dung của chứng từ giấy; cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức thực hiện (hoặc chịu trách nhiệm) việc chuyển đổi chứng từ giấy thành chứng từ điện tử ký số trên chứng từ điện tử sau khi được chuyển đổi từ chứng từ giấy hoặc được xác thực bằng một trong các biện pháp xác thực quy định nêu trên.
Chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy có giá trị như chứng từ giấy trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Nghị định cũng quy định chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy. Trong đó, chứng từ giấy được chuyển đổi từ chứng từ điện tử có giá trị như chứng từ điện tử trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 10-02-2019.
Năm 2018, GDP tăng cao nhất trong 11 năm trở lại đây
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chiều 27-12, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, GDP cả năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất trong 11 năm trở lại đây.
Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu 6,7% đặt ra là kết quả sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.
Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%. Khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%.
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,17% so với năm 2017; tích lũy tài sản tăng 8,22%. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,81%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm qua, khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng tích cực, giống lúa mới chất lượng cao đang dần thay thế giống lúa truyền thống, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP cho giá trị kinh tế cao.
Mặc dù diện tích gieo trồng lúa trên cả nước năm nay giảm nhưng năng suất tăng cao nên sản lượng lúa cả năm 2018 ước tính đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn so với năm 2017. Nuôi trồng thủy sản tăng khá, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính cả năm đạt 4,2 triệu tấn, tăng 6,7%.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12,98%, tuy thấp hơn mức tăng của năm 2017 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng các năm 2012 - 2016, đóng góp 2,55 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Kết quả tăng trưởng cho thấy, nền kinh tế đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào khai thác khoáng sản và tài nguyên khi năm 2018 là năm thứ ba liên tiếp công nghiệp khai khoáng tăng trưởng âm (giảm 3,11%), làm giảm 0,23 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Khu vực dịch vụ năm 2018 tăng 7,03%, cao hơn mức tăng các năm giai đoạn 2012-2016; trong đó, các ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP như bán buôn, bán lẻ.
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải, kho bãi... đều đạt mức tăng trưởng khá.
Hoạt động thương mại dịch vụ năm 2018 có mức tăng trưởng khá, sức mua tiêu dùng tăng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay đạt 4.395,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, GDP quý IV năm 2018 ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,65% và khu vực dịch vụ tăng 7,61%.
Tăng trưởng quý IV năm 2018 thấp hơn tăng trưởng quý IV-2017 nhưng cao hơn tăng trưởng quý IV các năm 2011 - 2016. Trên góc độ sử dụng GDP quý IV năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,51% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 9,06%. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,69%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,50%.
Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. GDP theo giá hiện hành năm 2018 đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng, gấp 2 lần quy mô GDP năm 2011. GDP bình quân đầu người năm 2018 ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017.
Cơ cấu kinh tế của Việt Nam tiếp tục chuyển dịch tích cực theo xu hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ.
Năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%; khu vực dịch vụ chiếm 41,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98%.
Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực
Theo Kyodo, ngày 30-12, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phiên bản không có Mỹ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã chính thức có hiệu lực, tạo ra một khu vực thương mại tự do chiếm khoảng 1/10 nền kinh tế thế giới.
CPTPP sẽ giúp cắt giảm các khoản thuế dành cho sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, nới lỏng các quy định về đầu tư và tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
11 quốc gia thành viên CPTPP hy vọng hiệp định này sẽ giúp đối đầu với chủ nghĩa bảo hộ, trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang tham gia một cuộc chiến thương mại.
Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore là 6 quốc gia đầu tiên thông qua CPTPP để tạo điều kiện cho thỏa thuận này đi vào hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực tại Việt Nam từ tháng 01-2019.
Mỹ - Trung Quốc lên kế hoạch đàm phán thương mại ngay đầu năm 2019
Trong tuần bắt đầu từ ngày 07-01-2019 tới, một phái đoàn thương mại Mỹ sẽ tới Bắc Kinh để đàm phán với các quan chức Trung Quốc.
Ngày 26-12, hãng tin Bloomberg dẫn hai nguồn thạo tin cho biết phái đoàn Mỹ, trong đó có Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế David Malpass, sẽ do Phó Đại diện thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish dẫn đầu.
Giới chức hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang xúc tiến các cuộc thương lượng để từng bước có thể hóa giải những căng thẳng trong vấn đề thương mại.
Trước đó, ngày 21-12, giới chức thương mại hai nước đã tiến hành cuộc điện đàm cấp thứ trưởng, trao đổi quan điểm về một số vấn đề như cán cân thương mại, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đây là lần thứ hai trong vòng một tuần, Bắc Kinh và Washington tiến hành cuộc điện đàm thảo thuận về các vấn đề kinh tế và thương mại.
Sau khi đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại hồi đầu tháng này, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã liên lạc chặt chẽ và dự kiến gặp nhau để đàm phán vào đầu năm tới tại Washington.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc nhận thấy khả năng các cuộc đàm phán thương mại sẽ thất bại. Chính vì sự thiếu chắc chắn này, các chuyên gia nhận định Trung Quốc cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất bằng cách bám sát lộ trình tăng cường cải cách kinh tế và mở cửa.
Giám đốc Viện Phát triển xã hội thuộc Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Dương Nghi Dũng nhận định cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ một mặt gây ra một số khó khăn cho Trung Quốc, mặt khác sẽ giúp nước này tăng cường cải cách.
Ông Lâu Phong - chuyên gia Viện Nghiên cứu Kinh tế kỹ thuật và định lượng thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc - cũng kêu gọi cải cách sâu rộng hơn nữa để thúc đẩy tạo ra sự biến đổi và nâng cấp hoạt động sản xuất./.
Trong tuần bắt đầu từ ngày 07-01-2019 tới, một phái đoàn thương mại Mỹ sẽ tới Bắc Kinh để đàm phán với các quan chức Trung Quốc.
Ngày 26-12, hãng tin Bloomberg dẫn hai nguồn thạo tin cho biết phái đoàn Mỹ, trong đó có Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế David Malpass, sẽ do Phó Đại diện thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish dẫn đầu.
Giới chức hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang xúc tiến các cuộc thương lượng để từng bước có thể hóa giải những căng thẳng trong vấn đề thương mại.
Trước đó, ngày 21-12, giới chức thương mại hai nước đã tiến hành cuộc điện đàm cấp thứ trưởng, trao đổi quan điểm về một số vấn đề như cán cân thương mại, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đây là lần thứ hai trong vòng một tuần, Bắc Kinh và Washington tiến hành cuộc điện đàm thảo thuận về các vấn đề kinh tế và thương mại.
Sau khi đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại hồi đầu tháng này, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã liên lạc chặt chẽ và dự kiến gặp nhau để đàm phán vào đầu năm tới tại Washington.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc nhận thấy khả năng các cuộc đàm phán thương mại sẽ thất bại. Chính vì sự thiếu chắc chắn này, các chuyên gia nhận định Trung Quốc cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất bằng cách bám sát lộ trình tăng cường cải cách kinh tế và mở cửa.
Giám đốc Viện Phát triển xã hội thuộc Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Dương Nghi Dũng nhận định cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ một mặt gây ra một số khó khăn cho Trung Quốc, mặt khác sẽ giúp nước này tăng cường cải cách.
Ông Lâu Phong - chuyên gia Viện Nghiên cứu Kinh tế kỹ thuật và định lượng thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc - cũng kêu gọi cải cách sâu rộng hơn nữa để thúc đẩy tạo ra sự biến đổi và nâng cấp hoạt động sản xuất./.
Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Usman gây ra ở Philippines  (02/01/2019)
Nâng cao hiệu quả của hoạt động sở hữu trí tuệ ở nước ta để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế  (02/01/2019)
Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019  (01/01/2019)
Không khí đón mừng Năm Mới trên khắp thế giới  (01/01/2019)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay