Gia Lai đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tiềm năng
23:47, ngày 26-12-2018
TCCSĐT - Là tỉnh có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, tạo sự liên kết thuận lợi cả về liên vùng, liên tỉnh hay liên quốc gia, với tuyến Quốc lộ 14, Quốc lộ 19, Quốc lộ 78, Quốc lộ 25 đi qua, sân bay Pleiku thông qua các chuyến bay hai chiều hằng ngày đi Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, cộng thêm lợi thế là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên nằm ở vị trí chiến lược trung tâm Tam giác Phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, thời gian qua, Gia Lai là điểm thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến địa phương đầu tư các dự án.
Năm 2018, công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Gia Lai đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Kết quả thu hút đầu tư năm 2018 đạt kết quả rất khả quan. Toàn tỉnh có 58 dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký 6.018 tỷ đồng. Với 42 dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động, với số vốn thực hiện 5.095 tỷ đồng tiêu biểu như Dự án Nhà máy nước sạch công suất 9.000m3/ngày đêm tại huyện Chư Sê (vốn đăng ký 125 tỷ); Dự án Nhà máy nước sạch công suất 9.500m3/ngày đêm tại An Khê (vốn đăng ký 160 tỷ); Dự án Nhà máy chế biến nước ép trái cây tại Mang Yang (vốn đăng ký 247 tỷ); Dự án thủy điện Plei Keo công suất 10,5 MW (vốn đăng ký 381 tỷ); Dự án Thủy điện Ayun Trung công suất 13 MW (vốn đăng ký 375 tỷ đồng); Dự án Bệnh viện Mắt Cao Nguyên (vốn đăng ký 98 tỷ đồng); Dự án Khu điều trị dịch vụ chất lượng cao (vốn đăng ký 118 tỷ đồng)... Tất cả đã góp phần giải quyết cho gần 15 nghìn lao động tại địa phương.
Hội nghị “Xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2018” diễn ra tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, thành phố Hồ Chí Minh, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh phối hợp với trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình hợp tác toàn diện giữa trường Đại học Tôn Đức Thắng và tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020. Trường Đại học Tôn Đức Thắng cam kết đồng hành cùng tỉnh Gia Lai để xây dựng mối liên kết Đại học - Doanh nghiệp - Địa phương một cách hiệu quả; góp phần tích cực hơn cho sự phát triển bền vững của tỉnh Gia Lai. Qua Hội nghị, Gia Lai muốn giới thiệu, quảng bá thêm về tiềm năng, thế mạnh, các dự án trọng điểm, cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của tỉnh đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hội nghị đã thu hút 150 doanh nghiệp trong nước và 60 doanh nghiệp đến từ 11 quốc gia khác tham gia; đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Cộng hòa Séc, Ba Lan và Xlôvakia. Hội nghị đã trao Quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ký hợp đồng dự án sau đấu thầu cho 04 dự án của 04 doanh nghiệp đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3.344 tỷ đồng; 02 dự án ký kết hợp tác ghi nhớ giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Tomas Bata về việc thành lập Phòng thí nghiệm trọng điểm về Polymer tại Khu công nghiệp nam Pleiku tỉnh Gia Lai; lễ ký kết ghi nhớ hợp tác triển khai dự án Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, tỉnh Gia Lai; ký kết biên bản ghi nhớ 04 dự án với tổng vốn đăng ký 5.570 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Gia Lai còn nổi lên như “thủ phủ” mới của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo. Qua khảo sát của một số nhà đầu tư, tỉnh hiện có 04 khu vực tiềm năng điện gió rất lớn với công suất khoảng 1.800 MW. Trong đó, khu vực phía Đông có thể đạt công suất 700 MW, khu vực phía Đông Nam là 400 MW, khu vực phía Tây là 600 MW. Ngày 01-12-2018 vừa qua, Tập đoàn TTC và Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC) đã tổ chức Lễ Khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa. Đây là công trình điện năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam tại xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 09 tháng thi công (được khởi công xây dựng từ tháng 3-2018) trên diện tích hơn 70 ha, công suất 49 MW với tổng vốn đầu tư trên 1.400 tỷ đồng, với gần 7.000 khung lắp và hơn 209.000 tấm pin mặt trời (loại 330 Wp), công trình này sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia 103 triệu kWh/năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho khoảng 47.000 hộ dân và giúp giảm phát thải khí CO2 khoảng 29.000 tấn/năm. Việc khánh thành Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa là bước tiến lớn trong việc tận dụng năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường.
Riêng về lĩnh vực viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, trong giai đoạn 2007-2017, tỉnh đã tiếp nhận 36 dự án với tổng kinh phí thực hiện là 10,63 triệu USD; trong năm 2018, có 8 dự án với tổng kinh phí giải ngân là 300 nghìn USD. Số lượng dự án, giá trị giải ngân tuy không nhiều nhưng đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai, giúp chăm sóc sức khỏe của người dân, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh, những năm qua tỉnh đã đầu tư kết cấu hạ tầng, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn. Cùng với đó, tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngoài các cơ chế, chính sách chung, Gia Lai còn có các cơ chế chính sách riêng nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. Với tiềm năng, lợi thế của mình, Gia Lai mong muốn kết nối, mở ra cơ hội hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.
Hội nghị “Xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2018” diễn ra tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, thành phố Hồ Chí Minh, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh phối hợp với trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình hợp tác toàn diện giữa trường Đại học Tôn Đức Thắng và tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020. Trường Đại học Tôn Đức Thắng cam kết đồng hành cùng tỉnh Gia Lai để xây dựng mối liên kết Đại học - Doanh nghiệp - Địa phương một cách hiệu quả; góp phần tích cực hơn cho sự phát triển bền vững của tỉnh Gia Lai. Qua Hội nghị, Gia Lai muốn giới thiệu, quảng bá thêm về tiềm năng, thế mạnh, các dự án trọng điểm, cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của tỉnh đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hội nghị đã thu hút 150 doanh nghiệp trong nước và 60 doanh nghiệp đến từ 11 quốc gia khác tham gia; đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Cộng hòa Séc, Ba Lan và Xlôvakia. Hội nghị đã trao Quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ký hợp đồng dự án sau đấu thầu cho 04 dự án của 04 doanh nghiệp đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3.344 tỷ đồng; 02 dự án ký kết hợp tác ghi nhớ giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Tomas Bata về việc thành lập Phòng thí nghiệm trọng điểm về Polymer tại Khu công nghiệp nam Pleiku tỉnh Gia Lai; lễ ký kết ghi nhớ hợp tác triển khai dự án Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, tỉnh Gia Lai; ký kết biên bản ghi nhớ 04 dự án với tổng vốn đăng ký 5.570 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Gia Lai còn nổi lên như “thủ phủ” mới của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo. Qua khảo sát của một số nhà đầu tư, tỉnh hiện có 04 khu vực tiềm năng điện gió rất lớn với công suất khoảng 1.800 MW. Trong đó, khu vực phía Đông có thể đạt công suất 700 MW, khu vực phía Đông Nam là 400 MW, khu vực phía Tây là 600 MW. Ngày 01-12-2018 vừa qua, Tập đoàn TTC và Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC) đã tổ chức Lễ Khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa. Đây là công trình điện năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam tại xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 09 tháng thi công (được khởi công xây dựng từ tháng 3-2018) trên diện tích hơn 70 ha, công suất 49 MW với tổng vốn đầu tư trên 1.400 tỷ đồng, với gần 7.000 khung lắp và hơn 209.000 tấm pin mặt trời (loại 330 Wp), công trình này sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia 103 triệu kWh/năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho khoảng 47.000 hộ dân và giúp giảm phát thải khí CO2 khoảng 29.000 tấn/năm. Việc khánh thành Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa là bước tiến lớn trong việc tận dụng năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường.
Riêng về lĩnh vực viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, trong giai đoạn 2007-2017, tỉnh đã tiếp nhận 36 dự án với tổng kinh phí thực hiện là 10,63 triệu USD; trong năm 2018, có 8 dự án với tổng kinh phí giải ngân là 300 nghìn USD. Số lượng dự án, giá trị giải ngân tuy không nhiều nhưng đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai, giúp chăm sóc sức khỏe của người dân, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh, những năm qua tỉnh đã đầu tư kết cấu hạ tầng, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn. Cùng với đó, tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngoài các cơ chế, chính sách chung, Gia Lai còn có các cơ chế chính sách riêng nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. Với tiềm năng, lợi thế của mình, Gia Lai mong muốn kết nối, mở ra cơ hội hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 18 đến ngày 23-12-2018)  (26/12/2018)
Tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh theo tinh thần Chính phủ kiến tạo phát triển trên địa bàn Hà Nội  (26/12/2018)
Tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh theo tinh thần Chính phủ kiến tạo phát triển trên địa bàn Hà Nội  (26/12/2018)
Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội: Kết quả và kinh nghiệm  (26/12/2018)
Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội: Kết quả và kinh nghiệm  (26/12/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên