Phát huy các yếu tố thuận lợi, khắc phục những khó khăn, hạn chế cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng
Triển vọng nhiều thuận lợi trong năm 2018
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực do nhiều yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng như tiếp tục thực hiện cải cách thể chế và cải thiện môi trường đầu tư.
Cụ thể đó là những thuận lợi về nguồn vốn FDI giải ngân kỷ lục trong năm 2017 sẽ tăng nhu cầu lao động trong năm 2018. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng ấn tượng trong tháng 01-2018, với 10.839 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với số vốn đăng ký là 98.300 tỷ đồng, tăng 20,6% về số doanh nghiệp và tăng 8,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài được hưởng lợi khi có nhiều yếu tố tích cực sẽ hỗ trợ hơn trong năm 2018 về triển vọng kinh tế cũng như cơ hội trong quá trình hội nhập quốc tế, hoạt động sản xuất kinh doanh được kỳ vọng tiếp tục khởi sắc.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng kinh tế Việt Nam cũng còn phải đối mặt với những thách thức ảnh hưởng tới tăng trưởng, hoạt động thương mại và đầu tư.
Nhìn từ bên ngoài, Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do những bất ổn địa chính trị từ các năm trước. Xu hướng gia tăng bảo hộ mậu dịch có thể làm xuất khẩu và thu hút vốn FDI của Việt Nam chậm lại và gián tiếp tác động tới tăng trưởng việc làm mới.
Giá dầu và giá các mặt hàng phi nhiên liệu thế giới được dự báo tăng nhẹ trong năm 2018. Chính sách tăng lãi suất của Fed có thể xảy ra sẽ tạo sức ép tỷ giá và ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu...
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, ngay từ những ngày đầu năm, Chính phủ ban hành những chính sách định hướng về những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 nói chung và lĩnh vực đầu tư nói riêng.
Năm 2018, các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ đầu tư công, kiên quyết phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động đầu tư công; chấn chỉnh những bất cập trong các dự án đối tác công tư, nhất là các dự án BOT.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ triển khai nhanh, quyết liệt công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công; đẩy nhanh tốc độ thực hiện và giải ngân ngay từ những tháng đầu năm, nhất là các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai, dự án hạ tầng quan trọng. Phấn đấu giải ngân 100% dự toán chi đầu tư phát triển được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao; tăng cường các biện pháp để không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Nhìn lại chặng đường tăng trưởng kinh tế của năm 2017
Trong năm 2017, căng thẳng trước sức ép, áp lực, quan ngại diễn ra ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ thực lực của nền kinh tế cho đến các giải pháp điều hành của Chính phủ để đạt được kết quả. Tuy nhiên, cả 13 chỉ tiêu đều đạt và vượt và điều quan trọng hơn cả là có sự tăng trưởng toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Thành tựu phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 có được là do nhiều nguyên nhân và bài học kinh nghiệm quý báu. Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất chính là sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành sáng suốt và đúng đắn của Đảng và Chính phủ, kết hợp chặt chẽ với công tác lập pháp, giám sát hiệu quả của Quốc hội.
Sự chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt và hiệu quả của Chính phủ trên tinh thần kiến tạo, hành động và phục vụ với những giải pháp chính xác, kịp thời, bám sát các diễn biến của thực tế, kết hợp hài hòa giữa giải pháp ngắn hạn với giải pháp dài hạn, kiên định mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, thể hiện được bản lĩnh và trí tuệ, quyết tâm không lùi bước nhưng cũng không tăng trưởng bằng mọi giá.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa.
Đặc biệt, năm 2017 cũng là lần đầu tiên Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng, bám sát tình hình, diễn biến thực tế, chi tiết cho đến từng ngành, từng sản phẩm trong từng lĩnh vực để có chỉ đạo điều hành hết sức cụ thể. Rõ ràng điều này khẳng định kết quả của đổi mới công tác kế hoạch hóa và tham mưu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cuối cùng là sự đoàn kết, thống nhất và sự nỗ lực, phấn đấu của toàn hệ thống chính trị cùng với sự đồng thuận của toàn xã hội đã tạo nên sức mạnh dân tộc, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng.
Những thách thức, khó khăn của nền kinh tế trong năm 2018
Năm 2018, bối cảnh quốc tế sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường tác động không nhỏ đến nền kinh tế. Cục diện quốc tế dự kiến có nhiều thay đổi cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nền kinh tế vẫn còn nhiều yếu kém cả về chất lượng tăng trưởng cũng như năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Kết quả của sự đổi mới về thể chế, pháp luật, chính sách mới chỉ ở tầm cao mà chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa đi sâu xuống cấp dưới, xuống từng doanh nghiệp... Đây là những thách thức lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức thì cơ hội lớn nhất chính là đà thuận lợi của kinh tế 2017 sẽ tiếp diễn sang 2018 và những năm tiếp theo. Đây là kết quả của quá trình cải cách, của các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều năm hiện đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả.
Khó khăn, sóng gió sẽ còn nhiều. Để thực hiện được nhiệm vụ, giải pháp mà Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần tập trung vào một số giải pháp quan trọng. Đó là: cần phải nhanh nhạy, nắm bắt cơ hội và tạo ra cơ hội mới, chủ động, linh hoạt, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường tiềm lực kinh tế trong nước để đứng vững trước những thay đổi của thế giới và phát triển nhanh, bền vững; đồng thời, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để Việt Nam có thể tăng tốc, rút ngắn khoảng cách với các nước.
Bên cạnh đó, cần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ khu vực tư nhân, dân cư và đầu tư nước ngoài. Cơ hội đón nhận làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu sẽ tiếp diễn và thậm chí mạnh mẽ hơn trong năm 2018.
Mặt khác, cần xây dựng định hướng chiến lược rõ ràng để thu hút dòng vốn này, đồng thời phải có sự lựa chọn hiệu quả hơn đối với các dự án đầu tư nước ngoài, tập trung vào các dự án lớn, các tập đoàn đa quốc gia, dự án có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Song song với đó, đẩy mạnh sự kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, hỗ trợ, bổ sung cho nhau cùng phát triển. Ngoài ra, cần tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam...
Sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới
Kết quả năm 2017 cho thấy các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã dần đi vào cuộc sống, chất lượng nền kinh tế đã tăng lên và có những chuyển biến rõ nét. Điều này tạo ra không khí phấn khởi trong toàn bộ người dân, cộng đồng doanh nghiệp.
Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã làm nên một năm hết sức đặc biệt, là năm đất nước có sự chuyển mình mạnh mẽ, tạo nên niềm tin để bước vào 2018 và giai đoạn tiếp theo.
Để biến những tiềm năng, thuận lợi thành cơ hội tăng trưởng kinh tế, ngay ngày 01-01-2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01, cụ thể hóa được các nghị quyết của Đảng, Quốc hội về phát triển kinh tế-xã hội một cách cô đọng và có trọng tâm, với chín nhóm giải pháp nhiệm vụ trọng tâm, 59 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và 242 nhiệm vụ chi tiết giao cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện.
Nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết 01-2018 là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, lấy tái cơ cấu nền kinh tế, lấy thực hiện đột phá 3 nhiệm vụ chiến lược làm trọng tâm. Bên cạnh đó phải có chuyển biến rõ nét của các lĩnh vực khác như xã hội, môi trường, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng...
Phương châm hành động của Chính phủ năm nay bao gồm 10 chữ: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo và hiệu quả.” Tuy mang tính khái quát cao nhưng thể hiện tư tưởng, hành động, chỉ đạo của Chính phủ trong suốt cả một năm đó là lấy kỷ cương, liêm chính làm nền tảng; phải hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn; phải đổi mới, sáng tạo nhiều hơn và gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đồng thời phải tái cơ cấu mô hình kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng để từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế./.
Đất nước tiến lên nhưng không để ai bị bỏ lại phía sau  (18/02/2018)
Công tác Công an là hành trình không ngơi nghỉ, mỗi giai đoạn đều đặt ra những thách thức đòi hỏi phải vượt qua*  (18/02/2018)
Tạo sức lan tỏa, thắt chặt tình cảm quân - dân  (17/02/2018)
Kết nối doanh nhân, trí thức kiều bào tham gia phát triển đất nước  (17/02/2018)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên