Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 16 đến 22-10-2017)
21:48, ngày 25-10-2017
TCCSĐT - Mục tiêu xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới là giảm dần lượng gạo hàng hóa nhưng tăng giá trị xuất khẩu. Đây là vấn đề trọng tâm được đưa ra tại Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 17-10, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng chỉ thị một loạt nhiệm vụ cấp bách thực hiện FTA
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị 38/CT-TTg về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tích cực chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện “Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới”.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo đôn đốc các bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW; rà soát định kỳ, đảm bảo thực thi nghiêm túc các FTA; đánh giá kịp thời các vấn đề phát sinh và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết FTA và việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khai thác hiệu quả các FTA.
Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ dành nguồn lực và ưu tiên thỏa đáng cho việc thực thi các FTA, hỗ trợ các bên liên quan khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực trong các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách. Đồng thời đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính, tạo cơ chế một cửa nhằm cải cách công tác cấp các loại giấy phép liên quan cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian cấp giấy phép, giảm chi phí xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó thường xuyên, kịp thời rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, xóa bỏ các quy định không phù hợp với các cam kết FTA nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế song phương, khu vực và đa phương mà Việt Nam là thành viên. Chủ động đề xuất với Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong trường hợp FTA bị vi phạm; tăng cường chế tài và áp dụng xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm. Chú trọng hơn đến việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện chính sách.
Các bộ, ngành phối hợp với Bộ Công Thương trong việc hướng dẫn, giải thích cách hiểu và áp dụng thống nhất quy định của FTA trong lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong trường hợp có sự khác nhau về cách hiểu và áp dụng các quy định đó; chủ động đẩy mạnh việc phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức cho các đơn vị, cán bộ chuyên ngành, các địa phương và doanh nghiệp về những cam kết quốc tế có liên quan để bảo đảm việc thực thi được đầy đủ, kịp thời.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ động phối hợp với các bộ, ngành, viện, các cơ quan nghiên cứu, hiệp hội liên quan và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nghiên cứu, đánh giá khả năng vận dụng ưu đãi của các FTA theo các nhóm ngành hàng cụ thể, từ đó xây dựng các hoạt động tuyên truyền, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị khu vực. Đồng thời chủ động nghiên cứu, vận dụng các biện pháp phi thuế như các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại được phép áp dụng trong WTO và các FTA để hỗ trợ cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nước ngoài.
Tăng cường, đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại; thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, sản phẩm; tìm kiếm và mở rộng các kênh bán hàng, phân phối...; trong đó, chú trọng các nước đối tác trong các FTA hiện hành và có tiềm năng đem lại tác động tích cực cho thương mại Việt Nam.
Bộ Ngoại giao chủ trì, theo dõi sát sao các diễn biến chính trị-an ninh-kinh tế trong khu vực và trên thế giới, tình hình quan hệ đối ngoại của Việt Nam nhằm dự báo và đề xuất giải pháp đối với các vấn đề có thể ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước đối tác FTA; chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao kịp thời cung cấp các thông tin về chính sách của các nước đối tác FTA và hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp và thu hút đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thường xuyên rà soát các điều kiện đầu tư kinh doanh để phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu thông tin khoa học công nghệ quốc tế để phục vụ phổ cập, ứng dụng trong nước cho sản xuất hàng xuất khẩu chất lượng tốt; tiến hành nghiên cứu, vận dụng các biện pháp bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ trong nước, phù hợp với trình độ và định hướng phát triển công nghệ của ta trong thời gian tới, đồng thời đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp địa phương về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và các FTA đã ký kết nói riêng, đặc biệt là cơ hội và thách thức từ các FTA, cách thức tận dụng các cam kết FTA trong hoạt động kinh doanh với đối tác nước ngoài, phù hợp với đặc thù và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Thủ tướng Chính phủ giao Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chú trọng nâng cao năng lực hội nhập, cạnh tranh của các doanh nghiệp thành viên; chủ động đề xuất các yêu cầu, vướng mắc cần sự hỗ trợ của các cơ quan Chính phủ; chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên tìm kiếm đối tác tiềm năng, mở rộng mạng lưới kinh doanh; trao đổi thông tin, kinh nghiệm khai thác các FTA giữa các Phòng Thương mại, Công nghiệp.
Phát triển thị trường xuất khẩu gạo: Giảm số lượng, tăng giá trị
Mục tiêu xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới là giảm dần lượng gạo hàng hóa nhưng tăng giá trị xuất khẩu. Đây là vấn đề trọng tâm được đưa ra tại Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 17-10, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2017 - 2020, lượng gạo xuất khẩu hằng năm khoảng 4,5-5 triệu tấn, giá trị bình quân đạt 2,2-2,3 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021 - 2030, lượng gạo xuất khẩu hằng năm khoảng 4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu gạo tiếp tục được duy trì ổn định đạt khoảng 2,3-2,5 tỷ USD/năm.
Một trong những chủ trương của xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay là nâng cao giá trị gia tăng, duy trì và phát triển những thị trường đã được mở rộng. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu; trong đó, đến năm 2020, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 22%, thị trường châu Mỹ chiếm 8%, thị trường châu Âu chiếm 5%.
Đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm khoảng 50%, thị trường châu Phi chiếm 25%, thị trường châu Mỹ chiếm 10%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 6%...
Đối với thị trường châu Á, thực hiện củng cố, giữ thị phần gạo có chất lượng trung bình trở lên, đẩy mạnh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo nếp tại các thị trường truyền thống trọng điểm tại khu vực Đông Nam Á như Philippines, Indonesia, Malaysia, đồng thời đưa sản phẩm gạo có chất lượng, thương hiệu, giá trị cao vào các kênh phân phối chính thức, trực tiếp tại thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, tại thị trường châu Phi, Trung Đông sẽ khai thác, tận dụng tiềm năng, lợi thế của các thị trường Iran, Iraq; khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường Ả rập Xê Út, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
Nhằm thực hiện đạt hiệu quả mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030, ông Huỳnh Minh Huệ Tổng Thư ký Hiệp hội Lượng thực Việt Nam đề xuất, thực hiện cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu chọn giống, lai tạo giống lúa năng suất, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chú trọng phát triển các giống lúa cho sản phẩm gạo trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo hạt tròn, gạo hạt dài, gạo nếp và một số giống lúa đặc sản vùng miền. Bên cạnh đó, thực hiện đầu tư phòng kiểm định chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn quốc tế tại vùng đồng bằng sông Cửu Long để tạo thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng gạo, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm gạo đạt chuẩn chất lượng quốc tế.
Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC (FCBDM) đã chính thức khai mạc ngày 20-10 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
FCBDM là phiên họp thứ hai của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC và các hội nghị liên quan với sự tham gia của các Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương cùng các đại biểu đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC, các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WBG), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)...
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết: Hội nghị nhằm thảo luận và thống nhất một số nội dung để báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Tài chính diễn ra ngày 21-10.
Tại Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC tổ chức tại thành phố Nha Trang vào tháng 02-2017, các đại biểu tham dự đã nhất trí với 4 chủ đề sáng kiến trong tiến trình hợp tác tài chính APEC 2017 do Việt Nam đề xuất gồm đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận; tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai; tài chính bao trùm.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, trong suốt cả năm qua, với vai trò chủ trì, Việt Nam đã nỗ lực phối hợp với các nền kinh tế, các tổ chức quốc tế tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị về 4 chủ đề này.
Trong các phiên họp diễn ra ngày 20-10, các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế cũng như Bộ Tài chính Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ báo cáo với các vị Thứ trưởng và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương xem xét về tình hình, kết quả đã đạt được, đồng thời đề xuất một số nội dung tiếp tục hợp tác thời gian tới.
Tại các phiên họp diễn ra cùng ngày, các đại biểu tham dự FCBDM cùng thảo luận về tình hình thực thi Chiến lược thực hiện Kế hoạch hành động Cebu (CAP); thảo luận về việc tăng cường đầu tư dài hạn cho kết cấu hạ tầng, chia sẻ kinh nghiệm về giải quyết các thách thức trong dự án PPP (dự án theo hình thức hợp tác công tư), trong đó bao gồm cơ chế chia sẻ rủi ro.
Các Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương cũng thảo luận về tiến độ thực hiện BEPS (xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận) trong APEC, tập trung vào các tiêu chuẩn tối thiểu và các biện pháp triển khai BEPS ưu tiên thực hiện.
Một nội dung quan trọng khác được các đại biểu cùng trao đổi là chủ đề về Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai, trong đó bao gồm chiến lược quốc gia ứng phó với rủi ro thiên tai, chính sách và quản lý tài sản công chịu rủi ro thiên tai và rà soát kết quả đầu ra báo cáo lên các Bộ trưởng Tài chính APEC; cùng thảo luận về kết quả đầu ra hợp tác APEC về tài chính bao trùm, chia sẻ kinh nghiệm phát triển tài chính bao trùm trong khu vực và các ưu tiên trong APEC 2017.
Ngoài các chủ đề trên, Hội nghị FCBDM nghe cập nhật về tình hình triển khai Kế hoạch hành động Cebu, cập nhật các hoạt động của SOM trong Năm APEC 2017 và một số nội dung khác như cập nhật hoạt động của Ủy ban Kinh tế APEC, những hoạt động hợp tác trong Diễn đàn Sáng kiến khoa học và đời sống.
Các Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương cũng cho ý kiến về Bản Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Tài chính, rà soát lại để trình lên các Bộ trưởng Tài chính APEC thông qua tại phiên họp diễn ra vào ngày 21-10.
Lạm phát của Anh đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 5 năm
Số liệu chính thức công bố ngày 17-10 cho thấy tỷ lệ lạm phát của Anh trong tháng 9 vừa qua đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 5 năm do giá cả hàng hóa, thực phẩm và chi phí vận tải tăng. Theo thông báo của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS), chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9 đã tăng lên 3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 2,9% của tháng 8. Tỷ lệ này phù hợp với dự báo của các chuyên gia kinh tế và đánh dấu mức tăng cao nhất kể từ tháng 4-2012.
ONS cho biết các yếu tố chính đẩy tỷ lệ lạm phát ở Anh lên cao trong tháng trước là do dịch vụ giải trí, giá lương thực và chi phí vận tải tăng, cũng như đồng bảng Anh suy yếu do tác động từ cuộc trưng cầu ý dân hồi năm ngoái khiến nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.
Cũng theo ONS, giá một loạt các mặt hàng đã tăng kể từ đầu năm nay và tỷ lệ lạm phát nhìn chung tại Anh cao hơn đa số các nước châu Âu khác.
Từ tháng 01-2017, tỷ lệ lạm phát tăng vọt trong bối cảnh đồng bảng Anh trượt dốc do ảnh hưởng của Brexit, đẩy giá nhập khẩu lên cao, thu nhập hộ gia đình giảm sút, trong khi lương tăng chậm so với mức tăng của giá tiêu dùng.
Giới phân tích cho rằng số liệu mới công bố trên dẫn đến nhiều khả năng Ngân hàng trung ương Anh (BoE) sẽ tăng lãi suất trong tháng tới. Tuy nhiên, họ cảnh báo những lo ngại về tác động kinh tế do Anh rời EU dự kiến vào tháng 3-2019 có thể sẽ “phủ bóng đen” lên quyết định tăng lãi suất.
Tháng 9 vừa qua, BoE dự định tăng lãi suất trong những tháng tới nếu giá tiêu dùng và nền kinh tế Anh tiếp tục chịu nhiều áp lực. Theo dự báo của BoE, tỷ lệ lạm phát sẽ vượt 3% trong tháng 10, cao hơn mức dự báo ngân hàng này đưa ra hồi tháng 8. BoE cũng dự đoán sẽ mất hơn 3 năm để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% mà ngân hàng đề ra./.chưa đưa ra phản hồi về thông tin này.
Kịch bản NAFTA đổ vỡ và những dự báo của Moody's
Theo một nghiên cứu của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ - NAFTA (gồm Mexico, Mỹ và Canada) đổ vỡ sẽ tác động mạnh tới kinh tế Mexico và khiến GDP của nước này giảm tương ứng 1,2 điểm phần trăm, 2 điểm phần trăm và 0,3 điểm phần trăm trong các năm 2018, 2019 và 2020.
Bất chấp việc tái đàm phán NAFTA vẫn đang tiếp diễn, Moody's cảnh báo về nguy cơ đổ vỡ của thỏa thuận này khi phía Mỹ đưa ra những đề xuất mang tính “đe dọa cao” như nâng tỷ lệ nội địa hóa khu vực đối với ngành công nghiệp ôtô từ hơn 62% hiện nay lên 85% và trong đó 50% là tỷ lệ nội địa Mỹ; chu kỳ năm năm xem xét lại NAFTA và xóa bỏ Chương 19 về giải quyết tranh chấp.
Nếu điều này xảy ra, Mexico sẽ là quốc gia chịu thiệt hại nhiều nhất, khi có khoảng 951.000 người Mexico sẽ mất việc, trong khi con số này ở Mỹ và Canada là 250.000 và 125.000 người. Những lĩnh vực bị tác động mạnh tại Mexico gồm dệt may, máy móc hạng nặng và ôtô.
Theo phân tích của các chuyên gia, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào ngành công nghiệp ôtô Mexico sẽ giảm bình quân khoảng 4 tỷ USD/năm; nhiều mặt hàng phải chịu thuế nhập khẩu vào Mỹ cao như áo len và áo thun, với 32%, quần âu nam (gần 28%), xe ôtô chở hàng trọng tải đến 20 tấn (25%), măng tây (trên 21%), dưa vàng, dưa lưới, dưa hấu và đu đủ (17%), rau tươi (gần 15%), dâu tây (hơn 11%) và thịt không xương (10%).
Dự báo, xuất khẩu của Mexico sang Mỹ sẽ giảm 8% trong hai năm đầu tiên khi NAFTA đổ vỡ. Các chuyên gia khuyến cáo Mexico cần phải áp dụng các quy trình sản xuất hiệu quả hơn, đẩy mạnh công nghiệp hóa và đa dạng hóa thị trường, cũng như tìm kiếm và mở rộng các thị trường xuất khẩu mới tại Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu.
NAFTA là hiệp định thương mại giữa Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 01-01-1994. Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa ba quốc gia Bắc Mỹ đạt trên 1.300 tỷ USD vào năm 2016./.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị 38/CT-TTg về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tích cực chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện “Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới”.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo đôn đốc các bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW; rà soát định kỳ, đảm bảo thực thi nghiêm túc các FTA; đánh giá kịp thời các vấn đề phát sinh và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết FTA và việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khai thác hiệu quả các FTA.
Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ dành nguồn lực và ưu tiên thỏa đáng cho việc thực thi các FTA, hỗ trợ các bên liên quan khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực trong các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách. Đồng thời đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính, tạo cơ chế một cửa nhằm cải cách công tác cấp các loại giấy phép liên quan cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian cấp giấy phép, giảm chi phí xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó thường xuyên, kịp thời rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, xóa bỏ các quy định không phù hợp với các cam kết FTA nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế song phương, khu vực và đa phương mà Việt Nam là thành viên. Chủ động đề xuất với Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong trường hợp FTA bị vi phạm; tăng cường chế tài và áp dụng xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm. Chú trọng hơn đến việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện chính sách.
Các bộ, ngành phối hợp với Bộ Công Thương trong việc hướng dẫn, giải thích cách hiểu và áp dụng thống nhất quy định của FTA trong lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong trường hợp có sự khác nhau về cách hiểu và áp dụng các quy định đó; chủ động đẩy mạnh việc phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức cho các đơn vị, cán bộ chuyên ngành, các địa phương và doanh nghiệp về những cam kết quốc tế có liên quan để bảo đảm việc thực thi được đầy đủ, kịp thời.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ động phối hợp với các bộ, ngành, viện, các cơ quan nghiên cứu, hiệp hội liên quan và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nghiên cứu, đánh giá khả năng vận dụng ưu đãi của các FTA theo các nhóm ngành hàng cụ thể, từ đó xây dựng các hoạt động tuyên truyền, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị khu vực. Đồng thời chủ động nghiên cứu, vận dụng các biện pháp phi thuế như các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại được phép áp dụng trong WTO và các FTA để hỗ trợ cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nước ngoài.
Tăng cường, đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại; thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, sản phẩm; tìm kiếm và mở rộng các kênh bán hàng, phân phối...; trong đó, chú trọng các nước đối tác trong các FTA hiện hành và có tiềm năng đem lại tác động tích cực cho thương mại Việt Nam.
Bộ Ngoại giao chủ trì, theo dõi sát sao các diễn biến chính trị-an ninh-kinh tế trong khu vực và trên thế giới, tình hình quan hệ đối ngoại của Việt Nam nhằm dự báo và đề xuất giải pháp đối với các vấn đề có thể ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước đối tác FTA; chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao kịp thời cung cấp các thông tin về chính sách của các nước đối tác FTA và hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp và thu hút đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thường xuyên rà soát các điều kiện đầu tư kinh doanh để phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu thông tin khoa học công nghệ quốc tế để phục vụ phổ cập, ứng dụng trong nước cho sản xuất hàng xuất khẩu chất lượng tốt; tiến hành nghiên cứu, vận dụng các biện pháp bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ trong nước, phù hợp với trình độ và định hướng phát triển công nghệ của ta trong thời gian tới, đồng thời đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp địa phương về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và các FTA đã ký kết nói riêng, đặc biệt là cơ hội và thách thức từ các FTA, cách thức tận dụng các cam kết FTA trong hoạt động kinh doanh với đối tác nước ngoài, phù hợp với đặc thù và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Thủ tướng Chính phủ giao Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chú trọng nâng cao năng lực hội nhập, cạnh tranh của các doanh nghiệp thành viên; chủ động đề xuất các yêu cầu, vướng mắc cần sự hỗ trợ của các cơ quan Chính phủ; chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên tìm kiếm đối tác tiềm năng, mở rộng mạng lưới kinh doanh; trao đổi thông tin, kinh nghiệm khai thác các FTA giữa các Phòng Thương mại, Công nghiệp.
Phát triển thị trường xuất khẩu gạo: Giảm số lượng, tăng giá trị
Mục tiêu xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới là giảm dần lượng gạo hàng hóa nhưng tăng giá trị xuất khẩu. Đây là vấn đề trọng tâm được đưa ra tại Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 17-10, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2017 - 2020, lượng gạo xuất khẩu hằng năm khoảng 4,5-5 triệu tấn, giá trị bình quân đạt 2,2-2,3 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021 - 2030, lượng gạo xuất khẩu hằng năm khoảng 4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu gạo tiếp tục được duy trì ổn định đạt khoảng 2,3-2,5 tỷ USD/năm.
Một trong những chủ trương của xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay là nâng cao giá trị gia tăng, duy trì và phát triển những thị trường đã được mở rộng. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu; trong đó, đến năm 2020, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 22%, thị trường châu Mỹ chiếm 8%, thị trường châu Âu chiếm 5%.
Đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm khoảng 50%, thị trường châu Phi chiếm 25%, thị trường châu Mỹ chiếm 10%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 6%...
Đối với thị trường châu Á, thực hiện củng cố, giữ thị phần gạo có chất lượng trung bình trở lên, đẩy mạnh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo nếp tại các thị trường truyền thống trọng điểm tại khu vực Đông Nam Á như Philippines, Indonesia, Malaysia, đồng thời đưa sản phẩm gạo có chất lượng, thương hiệu, giá trị cao vào các kênh phân phối chính thức, trực tiếp tại thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, tại thị trường châu Phi, Trung Đông sẽ khai thác, tận dụng tiềm năng, lợi thế của các thị trường Iran, Iraq; khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường Ả rập Xê Út, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
Nhằm thực hiện đạt hiệu quả mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030, ông Huỳnh Minh Huệ Tổng Thư ký Hiệp hội Lượng thực Việt Nam đề xuất, thực hiện cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu chọn giống, lai tạo giống lúa năng suất, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chú trọng phát triển các giống lúa cho sản phẩm gạo trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo hạt tròn, gạo hạt dài, gạo nếp và một số giống lúa đặc sản vùng miền. Bên cạnh đó, thực hiện đầu tư phòng kiểm định chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn quốc tế tại vùng đồng bằng sông Cửu Long để tạo thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng gạo, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm gạo đạt chuẩn chất lượng quốc tế.
Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC (FCBDM) đã chính thức khai mạc ngày 20-10 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
FCBDM là phiên họp thứ hai của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC và các hội nghị liên quan với sự tham gia của các Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương cùng các đại biểu đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC, các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WBG), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)...
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết: Hội nghị nhằm thảo luận và thống nhất một số nội dung để báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Tài chính diễn ra ngày 21-10.
Tại Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC tổ chức tại thành phố Nha Trang vào tháng 02-2017, các đại biểu tham dự đã nhất trí với 4 chủ đề sáng kiến trong tiến trình hợp tác tài chính APEC 2017 do Việt Nam đề xuất gồm đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận; tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai; tài chính bao trùm.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, trong suốt cả năm qua, với vai trò chủ trì, Việt Nam đã nỗ lực phối hợp với các nền kinh tế, các tổ chức quốc tế tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị về 4 chủ đề này.
Trong các phiên họp diễn ra ngày 20-10, các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế cũng như Bộ Tài chính Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ báo cáo với các vị Thứ trưởng và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương xem xét về tình hình, kết quả đã đạt được, đồng thời đề xuất một số nội dung tiếp tục hợp tác thời gian tới.
Tại các phiên họp diễn ra cùng ngày, các đại biểu tham dự FCBDM cùng thảo luận về tình hình thực thi Chiến lược thực hiện Kế hoạch hành động Cebu (CAP); thảo luận về việc tăng cường đầu tư dài hạn cho kết cấu hạ tầng, chia sẻ kinh nghiệm về giải quyết các thách thức trong dự án PPP (dự án theo hình thức hợp tác công tư), trong đó bao gồm cơ chế chia sẻ rủi ro.
Các Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương cũng thảo luận về tiến độ thực hiện BEPS (xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận) trong APEC, tập trung vào các tiêu chuẩn tối thiểu và các biện pháp triển khai BEPS ưu tiên thực hiện.
Một nội dung quan trọng khác được các đại biểu cùng trao đổi là chủ đề về Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai, trong đó bao gồm chiến lược quốc gia ứng phó với rủi ro thiên tai, chính sách và quản lý tài sản công chịu rủi ro thiên tai và rà soát kết quả đầu ra báo cáo lên các Bộ trưởng Tài chính APEC; cùng thảo luận về kết quả đầu ra hợp tác APEC về tài chính bao trùm, chia sẻ kinh nghiệm phát triển tài chính bao trùm trong khu vực và các ưu tiên trong APEC 2017.
Ngoài các chủ đề trên, Hội nghị FCBDM nghe cập nhật về tình hình triển khai Kế hoạch hành động Cebu, cập nhật các hoạt động của SOM trong Năm APEC 2017 và một số nội dung khác như cập nhật hoạt động của Ủy ban Kinh tế APEC, những hoạt động hợp tác trong Diễn đàn Sáng kiến khoa học và đời sống.
Các Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương cũng cho ý kiến về Bản Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Tài chính, rà soát lại để trình lên các Bộ trưởng Tài chính APEC thông qua tại phiên họp diễn ra vào ngày 21-10.
Lạm phát của Anh đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 5 năm
Số liệu chính thức công bố ngày 17-10 cho thấy tỷ lệ lạm phát của Anh trong tháng 9 vừa qua đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 5 năm do giá cả hàng hóa, thực phẩm và chi phí vận tải tăng. Theo thông báo của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS), chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9 đã tăng lên 3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 2,9% của tháng 8. Tỷ lệ này phù hợp với dự báo của các chuyên gia kinh tế và đánh dấu mức tăng cao nhất kể từ tháng 4-2012.
ONS cho biết các yếu tố chính đẩy tỷ lệ lạm phát ở Anh lên cao trong tháng trước là do dịch vụ giải trí, giá lương thực và chi phí vận tải tăng, cũng như đồng bảng Anh suy yếu do tác động từ cuộc trưng cầu ý dân hồi năm ngoái khiến nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.
Cũng theo ONS, giá một loạt các mặt hàng đã tăng kể từ đầu năm nay và tỷ lệ lạm phát nhìn chung tại Anh cao hơn đa số các nước châu Âu khác.
Từ tháng 01-2017, tỷ lệ lạm phát tăng vọt trong bối cảnh đồng bảng Anh trượt dốc do ảnh hưởng của Brexit, đẩy giá nhập khẩu lên cao, thu nhập hộ gia đình giảm sút, trong khi lương tăng chậm so với mức tăng của giá tiêu dùng.
Giới phân tích cho rằng số liệu mới công bố trên dẫn đến nhiều khả năng Ngân hàng trung ương Anh (BoE) sẽ tăng lãi suất trong tháng tới. Tuy nhiên, họ cảnh báo những lo ngại về tác động kinh tế do Anh rời EU dự kiến vào tháng 3-2019 có thể sẽ “phủ bóng đen” lên quyết định tăng lãi suất.
Tháng 9 vừa qua, BoE dự định tăng lãi suất trong những tháng tới nếu giá tiêu dùng và nền kinh tế Anh tiếp tục chịu nhiều áp lực. Theo dự báo của BoE, tỷ lệ lạm phát sẽ vượt 3% trong tháng 10, cao hơn mức dự báo ngân hàng này đưa ra hồi tháng 8. BoE cũng dự đoán sẽ mất hơn 3 năm để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% mà ngân hàng đề ra./.chưa đưa ra phản hồi về thông tin này.
Kịch bản NAFTA đổ vỡ và những dự báo của Moody's
Theo một nghiên cứu của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ - NAFTA (gồm Mexico, Mỹ và Canada) đổ vỡ sẽ tác động mạnh tới kinh tế Mexico và khiến GDP của nước này giảm tương ứng 1,2 điểm phần trăm, 2 điểm phần trăm và 0,3 điểm phần trăm trong các năm 2018, 2019 và 2020.
Bất chấp việc tái đàm phán NAFTA vẫn đang tiếp diễn, Moody's cảnh báo về nguy cơ đổ vỡ của thỏa thuận này khi phía Mỹ đưa ra những đề xuất mang tính “đe dọa cao” như nâng tỷ lệ nội địa hóa khu vực đối với ngành công nghiệp ôtô từ hơn 62% hiện nay lên 85% và trong đó 50% là tỷ lệ nội địa Mỹ; chu kỳ năm năm xem xét lại NAFTA và xóa bỏ Chương 19 về giải quyết tranh chấp.
Nếu điều này xảy ra, Mexico sẽ là quốc gia chịu thiệt hại nhiều nhất, khi có khoảng 951.000 người Mexico sẽ mất việc, trong khi con số này ở Mỹ và Canada là 250.000 và 125.000 người. Những lĩnh vực bị tác động mạnh tại Mexico gồm dệt may, máy móc hạng nặng và ôtô.
Theo phân tích của các chuyên gia, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào ngành công nghiệp ôtô Mexico sẽ giảm bình quân khoảng 4 tỷ USD/năm; nhiều mặt hàng phải chịu thuế nhập khẩu vào Mỹ cao như áo len và áo thun, với 32%, quần âu nam (gần 28%), xe ôtô chở hàng trọng tải đến 20 tấn (25%), măng tây (trên 21%), dưa vàng, dưa lưới, dưa hấu và đu đủ (17%), rau tươi (gần 15%), dâu tây (hơn 11%) và thịt không xương (10%).
Dự báo, xuất khẩu của Mexico sang Mỹ sẽ giảm 8% trong hai năm đầu tiên khi NAFTA đổ vỡ. Các chuyên gia khuyến cáo Mexico cần phải áp dụng các quy trình sản xuất hiệu quả hơn, đẩy mạnh công nghiệp hóa và đa dạng hóa thị trường, cũng như tìm kiếm và mở rộng các thị trường xuất khẩu mới tại Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu.
NAFTA là hiệp định thương mại giữa Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 01-01-1994. Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa ba quốc gia Bắc Mỹ đạt trên 1.300 tỷ USD vào năm 2016./.
Xây dựng lực lượng công an nhân dân vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng nòng cốt giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội  (25/10/2017)
Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối với Đông Nam Á  (25/10/2017)
Cách mạng Tháng Mười Nga và bài học “Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng liên minh công nông vững chắc”  (25/10/2017)
Cách mạng Tháng Mười Nga và bài học “Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng liên minh công nông vững chắc”  (25/10/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone  (24/10/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên