Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 02 đến 08-10-2017)
17:25, ngày 11-10-2017
TCCSĐT - Ngành sản xuất năng lượng tái tạo sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn dự kiến, chủ yếu nhờ “kỷ nguyên mới” trong sản xuất điện Mặt Trời.
Kinh tế hướng tới mục tiêu tăng trưởng 6,7%
Tiếp đà tăng trưởng của quý 2, quý 3 đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ của các ngành, lĩnh vực kinh tế để tạo ra con số tăng trưởng 7,46%. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3 đã tăng ngoạn mục và đạt mức kỷ lục sau nhiều năm, góp phần đưa tăng trưởng GDP chín tháng đạt 6,41%. Điều này cho thấy những nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp đang gặt hái kết quả và mục tiêu tăng trưởng năm 2017 ở mức 6,7% có thể đạt được.
Kinh tế Việt Nam trong chín tháng năm 2017 đã có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng được cải thiện rõ nét qua từng quý. Cụ thể, GDP quý 1 tăng 5,15%, quý 2 tăng 6,28%; ước tính quý 3 tăng 7,46%, là quý có mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011 đến nay. Đóng góp cho sự tăng trưởng mạnh mẽ này là sự phục hồi và tăng trưởng cao của khu vực sản xuất; dịch vụ. Theo đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng trưởng tới 12,8% mức tăng cao nhất của ngành này trong nhiều năm qua. Trong đó, sản xuất điện thoại di động thông minh giá trị cao và linh kiện điện tử xuất khẩu tăng mạnh trong quý 3, với mức tăng 45,5%. Sản xuất tivi cũng tăng 31,6% so với cùng kỳ.
Đóng góp cho sự tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo phải kể đến Tập đoàn Samsung đã đầu tư mở rộng sản xuất các mặt hàng điện tử có giá trị cao với doanh thu dự kiến cả năm 2017 đạt trên 1.188 nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2016. Samsung đã đặt kế hoạch xuất khẩu 50 tỷ USD trong năm nay, góp phần đáng kể cho mục tiêu xuất khẩu cả nước trong cả năm.
Trong chín tháng, sản xuất kim loại cũng tăng tới 21,4%; trong đó có sự đóng góp của Khu liên hợp sản xuất thép Formosa (Hà Tĩnh). Dự kiến khu liên hợp này sẽ sản xuất 1,5 triệu tấn thép thô, với doanh thu 16.850 tỷ đồng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Lĩnh vực nông nghiệp cũng gặt hái nhiều thành công. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá, trong mức tăng 6,41% của toàn nền kinh tế chín tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, trong khi cùng kỳ năm ngoái mức tăng chỉ là 0,65%.
Lý giải về sự bứt phá vượt bậc này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm phân tích trước hết là dựa vào ngành thủy sản tăng trưởng trên 5%. Điều này thể hiện sự chuyển dịch nhanh chóng và kịp thời cơ cấu nông nghiệp từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản. Theo tính toán, 1ha đất nông nghiệp sau khi chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm sẽ cho giá trị cao hơn gấp 4,5 lần, nhờ đó đóng góp thêm nhiều hơn vào GDP.
Đáng chú ý, trong chín tháng năm 2017, khu vực dịch vụ có mức đóng góp lớn nhất 2,8 điểm phần cho tăng trưởng với mức tăng 7,25%, cao nhất so với cùng kỳ các năm từ năm 2013 trở lại đây.
Hoạt động du lịch tuy có chững lại trong tháng Chín do ảnh hưởng của cơn bão số 10 tại các tỉnh miền Trung, nhưng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong chín tháng vẫn đạt cao, ước trên 9,4 triệu lượt khách, tăng 28,4%, bình quân mỗi tháng đạt trên 1 triệu lượt khách.
Lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa cũng ghi điểm trong chín tháng qua khi tiếp tục tăng mạnh, vượt xa so với mục tiêu cả năm đã đề ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chín tháng ước đạt 154 tỷ USD, tăng 19,8%, cao hơn nhiều mục tiêu tăng 7% và cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2016 (6,7%).
Kết luận cuối cùng đợt rà soát thuế chống phá giá đinh thép nhập khẩu
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cho giai đoạn từ ngày 29-12-2014 đến 30-6-2016 đối với sản phẩm đinh thép nhập khẩu từ Việt Nam. Trong kết luận, DOC nêu rõ việc do không có bên liên quan nào đưa ra bình luận đối với kết luận sơ bộ đợt rà soát hành chính này nên kết luận cuối cùng sẽ không thay đổi so với kết luận sơ bộ.
DOC xác định mức thuế đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu đinh thép của Việt Nam trong giai đoạn rà soát gồm các mã HS: 7317.00.55.02, 7317.00.55.03, 7317.00.55.05, 7317.00.55.07, 7317.00.55.08, 7317.00.55.11, 7317.00.55.18, 7317.00.55.19, 7317.00.55.20, 7317.00.55.30, 7317.00.55.40, 7317.00.55.50, 7317.00.55.60, 7317.00.55.70, 7317.00.55.80, 7317.00.55.90, 7317.00.65.30, 7317.00.65.60; 7317.00.75.00, 7907.00.60.00 và 8206.00.00.00.
Sở dĩ như vậy do nguyên đơn (công ty Mid Continent Steel&Wire) đã rút yêu cầu rà soát đúng thời hạn đối với 8 trong tổng số 11 công ty được đề nghị rà soát lần này nên DOC đã quyết định hủy đợt rà soát hành chính đối với 8 công ty này.
Ngoài ra, các công ty xuất khẩu đinh thép còn lại trong đợt rà soát này không được hưởng mức thuế suất riêng rẽ do không chứng minh được thỏa mãn điều kiện theo quy định pháp luật chống bán phá giá Hoa Kỳ, do đó các công ty này sẽ bị áp mức thuế suất toàn quốc.
Kết luận cuối cùng này sẽ là căn cứ để DOC và cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới của Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá và các khoản tiền đặt cọc đối với các lô hàng đinh thép liên quan nhập khẩu từ Việt Nam.
DOC dự kiến sẽ ban hành các hướng dẫn tính thuế thích hợp trực tiếp cho Cơ quan Hải quan và biên phòng trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết luận cuối cùng của đợt rà soát.
WB: Triển vọng kinh tế trung hạn của Việt Nam là tích cực
Ngày 04-10, Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, kết nối qua cầu truyền hình với Việt Nam. Cập nhật các diễn biến gần đây về tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, Báo cáo cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đà tăng trưởng khá vững chắc. Các ngành chế biến, chế tạo hướng đến xuất khẩu và cầu trong nước tăng mạnh.
Về cơ bản, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định nhưng chậm trễ trong củng cố tài khóa, tín dụng tăng trưởng nhanh có thể gia tăng rủi ro trong dài hạn. Thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế giúp cải thiện tiềm lực tăng trưởng.
Báo cáo nhấn mạnh triển vọng kinh tế trong trung hạn của Việt Nam vẫn được đánh giá là tích cực. Tuy nhiên suy giảm của ngành khai khoáng, đặc biệt là khai thác dầu thô cũng đã gây tác động tiêu cực tới mức tăng trưởng chung.
Áp lực lạm phát dự kiến ở mức vừa phải do lạm phát lõi ổn định và đã có sự phối hợp điều chỉnh giá dịch vụ, hàng hóa do nhà nước quản lý. Tài khoản thanh toán vãng lai sẽ vẫn thặng dư nhưng mức thặng dư sẽ giảm do nhập khẩu tăng nhanh trở lại.
Trong trung hạn, tốc độ tăng trưởng sẽ ổn định quanh mức 6,4% trong giai đoạn 2018 - 2019 đi kèm với ổn định kinh tế vĩ mô nói chung. Tỷ lệ nghèo sẽ tiếp tục giảm trong điều kiện không có những diễn biến bất lợi về thiên tai.
Đưa ra những khuyến nghị đối với Việt Nam, Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho rằng, các rủi ro trong nước và bên ngoài đòi hỏi phải liên tục áp dụng các biện pháp kinh tế vĩ mô cẩn trọng. Nếu muốn duy trì đà tăng trưởng, Việt Nam cần củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, tái tạo khoảng đệm chính sách và coi đây là ưu tiên hàng đầu; giảm thâm hụt tài khóa sẽ giúp kiềm chế rủi ro về bền vững tài khóa và tạo khoảng đệm tài khóa nhằm đối phó với các cú sốc có thể xảy ra trong tương lai; tiếp tục tăng cường các nghiệp vụ giám sát và quản lý thận trọng nhằm giảm thiểu rủi ro cho khu vực ngân hàng trong bối cảnh tín dụng tăng nhanh.
Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương cho biết, quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu đang diễn ra và thương mại quốc tế tăng trưởng là những yếu tố tích cực đối với khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, giúp các nước tiếp tục nâng cao mức sống.
Thách thức đối với các nước là làm sao vừa đạt các mục tiêu ưu tiên về tăng trưởng ngắn hạn, vừa đạt mục tiêu giảm bớt rủi ro trong trung hạn một cách hài hòa để từ đó các nước trong khu vực tạo được cơ sở vững chắc hơn cho tăng trưởng bền vững và hòa nhập.
Ông Sudhir Shetty, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á-Thái Bình Dương cho rằng, cần tập trung ưu tiên giảm thiểu rủi ro, nâng cao ổn định ngành ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh, thông qua việc hội nhập khu vực sâu hơn nữa.
Theo Báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, viễn cảnh tăng trưởng toàn cầu và mức cầu nội địa tiếp tục cải thiện đã tạo cơ sở cho thấy viễn cảnh tích cực tại các nước đang phát triển khu vực Đông Á-Thái Bình Dương.
Các nền kinh tế phát triển tăng trưởng mạnh, giá hàng hóa nguyên vật liệu hồi phục nhẹ và thương mại toàn cầu hồi phục chính là những yếu tố tích cực từ bên ngoài. Các tác giả báo cáo kêu gọi hãy từ bỏ các biện pháp tăng trưởng ngắn hạn và quan tâm giải quyết các rủi ro tài chính, tài khóa. Các biện pháp đó bao gồm: tăng cường giám sát, quản lý cẩn trọng tại các nước có tỷ lệ cao về tăng trưởng tín dụng, nợ tư nhân; đổi mới chính sách, công tác quản lý thuế nhằm tăng nguồn thu; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình huống chính sách tiền tệ bị thắt chặt do tốc độ tăng trưởng lãi suất tại các nước phát triển.
Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng cần phát triển du lịch và tăng cường hội nhập theo chiều sâu trong khu vực nhằm giảm nhẹ rủi ro do chủ nghĩa bảo hộ mang lại. Nếu quản lý tốt, tăng trưởng du lịch sẽ mở ra cơ hội lớn cho các nước trong khu vực, kể cả các quốc đảo Thái Bình Dương. Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng sẽ góp phần tăng cường hội nhập khu vực nhờ tự do hóa thương mại dịch vụ, cắt giảm hàng rào phi thế quan.
Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hòa nhập và dài lâu cần tập trung xóa bỏ nghèo cùng cực, đồng thời áp dụng các chính sách tăng cường cung cấp dịch vụ có chất lượng và tạo việc làm, tăng cường hệ thống an sinh xã hội nhằm giảm bớt tác động của các cú sốc.
IMF: Nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ phục hồi
Ngày 05-10, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde khẳng định nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ phục hồi, mở ra cơ hội cho các quốc gia triển khai các biện pháp cải cách nhằm gặt hái những thành quả phát triển sâu rộng và bền vững.
Trong bài phát biểu tại Trường Kenedy Havard, bà Lagarde cho rằng thế giới đang bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế vốn được mong đợi. Lần đầu tiên trong 10 năm qua, gần 75% nền kinh tế trên thế giới bắt đầu quá trình phục hồi, chứng kiến một giai đoạn phát triển mới và bền vững trong khi các hệ thống ngân hàng diễn biến ổn định hơn cùng với đó là lòng tin thị trường tiếp tục tăng.
Tổng giám đốc IMF nhấn mạnh đây là thời điểm mà các quốc gia phải nhanh chóng hành động, không để vuột mất thời cơ trong bối cảnh không ít những nguy cơ vẫn đang rình rập, trong đó phải kể đến tốc độ tăng trưởng chậm, vấn đề bất bình đẳng ngày càng sâu sắc tại các nền kinh tế phát triển, ứng dụng đột phá công nghệ chưa hiệu quả và biến động chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới.
Nếu không hành động kịp thời để lãng phí cơ hội thì hậu quả có thể là hàng loạt vấn đề như tăng trưởng yếu kém, thị trường lao động bị kìm hãm, tăng nguy cơ bất ổn xã hội và đẩy cá hệ thống tài chính vào nguy cơ khủng hoảng trong tương lai.
Bên cạnh việc kêu gọi các quốc gia xây dựng chính sách tiền tệ và tài khóa hỗ trợ tăng trưởng, bà Lagarde cũng cho rằng các nước cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu và phát triển để nâng cao năng suất và nhu cầu thị trường, góp phần giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Đẩy mạnh tiếp cận các mảng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng như áp dụng các hình thức đánh thuế lũy tiến để giảm tình trạng bất bình đẳng.
Theo các nghiên cứu của IMF, tình trạng bất bình đẳng gia tăng đang kìm hãm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm lung lay nền tảng kinh tế của mỗi quốc gia. Vấn đề biến đối khí hậu cũng nên được coi như một mối đe dọa toàn cầu mà các nhà hoạch định chính sách cần huy động mọi biện pháp để thúc đẩy các hành động ngăn chặn cụ thể.
Phát biểu trên được bà Lagarde đưa ra chỉ một tuần trước khi diễn ra Hội nghị thường niên giữa IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) và đại diện của 189 quốc gia trên thế giới. Tại đây, IMF sẽ đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu mới nhất được cho là sẽ khả quan hơn những dự báo trước đó.
IEA: Năng lượng tái tạo phát triển với tốc độ nhanh hơn dự kiến
Ngành sản xuất năng lượng tái tạo sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn dự kiến, chủ yếu nhờ “kỷ nguyên mới” trong sản xuất điện Mặt Trời. Đây là báo cáo mới được Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố ngày 04-10.
Trong báo cáo trên, IEA cho biết công suất điện Mặt Trời trên thế giới tăng 50% vào năm ngoái, trong đó Trung Quốc chiếm gần 50% tổng công suất. Đây là lần đầu tiên công suất điện Mặt Trời tăng nhanh hơn so với các nhiên liệu khác, vượt cả điện than.
Theo báo cáo, nhờ ngành sản xuất điện Mặt Trời phát triển, năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Đến năm 2022, công suất năng lượng tái tạo sẽ tăng 43%. Năng lượng tái tạo sẽ chiếm 30% ngành sản xuất điện năng, so với mức 24% của năm 2016.
Dù than đá sẽ vẫn là nguồn sản xuất điện năng lớn nhất vào năm 2022, song năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm 50% khoảng cách với loại nhiên liệu này. Theo IEA, đến năm 2022 ba nước gồm Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ sẽ chiếm 2/3 mức tăng trưởng năng lượng tái tạo toàn cầu.
Trung Quốc duy trì vị trí số 1 về công suất điện tái tạo trong thời gian dự báo, chiếm 40% tổng công suất toàn cầu, chủ yếu do có nhiều lo ngại về ô nhiễm không khí tại nước này. Trong khi đó, Mỹ duy trì là thị trường sản xuất năng lượng tái tạo lớn thứ hai trên thế giới bất chấp những chính sách liên bang chưa rõ ràng./.
Tiếp đà tăng trưởng của quý 2, quý 3 đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ của các ngành, lĩnh vực kinh tế để tạo ra con số tăng trưởng 7,46%. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3 đã tăng ngoạn mục và đạt mức kỷ lục sau nhiều năm, góp phần đưa tăng trưởng GDP chín tháng đạt 6,41%. Điều này cho thấy những nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp đang gặt hái kết quả và mục tiêu tăng trưởng năm 2017 ở mức 6,7% có thể đạt được.
Kinh tế Việt Nam trong chín tháng năm 2017 đã có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng được cải thiện rõ nét qua từng quý. Cụ thể, GDP quý 1 tăng 5,15%, quý 2 tăng 6,28%; ước tính quý 3 tăng 7,46%, là quý có mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011 đến nay. Đóng góp cho sự tăng trưởng mạnh mẽ này là sự phục hồi và tăng trưởng cao của khu vực sản xuất; dịch vụ. Theo đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng trưởng tới 12,8% mức tăng cao nhất của ngành này trong nhiều năm qua. Trong đó, sản xuất điện thoại di động thông minh giá trị cao và linh kiện điện tử xuất khẩu tăng mạnh trong quý 3, với mức tăng 45,5%. Sản xuất tivi cũng tăng 31,6% so với cùng kỳ.
Đóng góp cho sự tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo phải kể đến Tập đoàn Samsung đã đầu tư mở rộng sản xuất các mặt hàng điện tử có giá trị cao với doanh thu dự kiến cả năm 2017 đạt trên 1.188 nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2016. Samsung đã đặt kế hoạch xuất khẩu 50 tỷ USD trong năm nay, góp phần đáng kể cho mục tiêu xuất khẩu cả nước trong cả năm.
Trong chín tháng, sản xuất kim loại cũng tăng tới 21,4%; trong đó có sự đóng góp của Khu liên hợp sản xuất thép Formosa (Hà Tĩnh). Dự kiến khu liên hợp này sẽ sản xuất 1,5 triệu tấn thép thô, với doanh thu 16.850 tỷ đồng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Lĩnh vực nông nghiệp cũng gặt hái nhiều thành công. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá, trong mức tăng 6,41% của toàn nền kinh tế chín tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, trong khi cùng kỳ năm ngoái mức tăng chỉ là 0,65%.
Lý giải về sự bứt phá vượt bậc này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm phân tích trước hết là dựa vào ngành thủy sản tăng trưởng trên 5%. Điều này thể hiện sự chuyển dịch nhanh chóng và kịp thời cơ cấu nông nghiệp từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản. Theo tính toán, 1ha đất nông nghiệp sau khi chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm sẽ cho giá trị cao hơn gấp 4,5 lần, nhờ đó đóng góp thêm nhiều hơn vào GDP.
Đáng chú ý, trong chín tháng năm 2017, khu vực dịch vụ có mức đóng góp lớn nhất 2,8 điểm phần cho tăng trưởng với mức tăng 7,25%, cao nhất so với cùng kỳ các năm từ năm 2013 trở lại đây.
Hoạt động du lịch tuy có chững lại trong tháng Chín do ảnh hưởng của cơn bão số 10 tại các tỉnh miền Trung, nhưng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong chín tháng vẫn đạt cao, ước trên 9,4 triệu lượt khách, tăng 28,4%, bình quân mỗi tháng đạt trên 1 triệu lượt khách.
Lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa cũng ghi điểm trong chín tháng qua khi tiếp tục tăng mạnh, vượt xa so với mục tiêu cả năm đã đề ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chín tháng ước đạt 154 tỷ USD, tăng 19,8%, cao hơn nhiều mục tiêu tăng 7% và cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2016 (6,7%).
Kết luận cuối cùng đợt rà soát thuế chống phá giá đinh thép nhập khẩu
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cho giai đoạn từ ngày 29-12-2014 đến 30-6-2016 đối với sản phẩm đinh thép nhập khẩu từ Việt Nam. Trong kết luận, DOC nêu rõ việc do không có bên liên quan nào đưa ra bình luận đối với kết luận sơ bộ đợt rà soát hành chính này nên kết luận cuối cùng sẽ không thay đổi so với kết luận sơ bộ.
DOC xác định mức thuế đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu đinh thép của Việt Nam trong giai đoạn rà soát gồm các mã HS: 7317.00.55.02, 7317.00.55.03, 7317.00.55.05, 7317.00.55.07, 7317.00.55.08, 7317.00.55.11, 7317.00.55.18, 7317.00.55.19, 7317.00.55.20, 7317.00.55.30, 7317.00.55.40, 7317.00.55.50, 7317.00.55.60, 7317.00.55.70, 7317.00.55.80, 7317.00.55.90, 7317.00.65.30, 7317.00.65.60; 7317.00.75.00, 7907.00.60.00 và 8206.00.00.00.
Sở dĩ như vậy do nguyên đơn (công ty Mid Continent Steel&Wire) đã rút yêu cầu rà soát đúng thời hạn đối với 8 trong tổng số 11 công ty được đề nghị rà soát lần này nên DOC đã quyết định hủy đợt rà soát hành chính đối với 8 công ty này.
Ngoài ra, các công ty xuất khẩu đinh thép còn lại trong đợt rà soát này không được hưởng mức thuế suất riêng rẽ do không chứng minh được thỏa mãn điều kiện theo quy định pháp luật chống bán phá giá Hoa Kỳ, do đó các công ty này sẽ bị áp mức thuế suất toàn quốc.
Kết luận cuối cùng này sẽ là căn cứ để DOC và cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới của Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá và các khoản tiền đặt cọc đối với các lô hàng đinh thép liên quan nhập khẩu từ Việt Nam.
DOC dự kiến sẽ ban hành các hướng dẫn tính thuế thích hợp trực tiếp cho Cơ quan Hải quan và biên phòng trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết luận cuối cùng của đợt rà soát.
WB: Triển vọng kinh tế trung hạn của Việt Nam là tích cực
Ngày 04-10, Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, kết nối qua cầu truyền hình với Việt Nam. Cập nhật các diễn biến gần đây về tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, Báo cáo cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đà tăng trưởng khá vững chắc. Các ngành chế biến, chế tạo hướng đến xuất khẩu và cầu trong nước tăng mạnh.
Về cơ bản, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định nhưng chậm trễ trong củng cố tài khóa, tín dụng tăng trưởng nhanh có thể gia tăng rủi ro trong dài hạn. Thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế giúp cải thiện tiềm lực tăng trưởng.
Báo cáo nhấn mạnh triển vọng kinh tế trong trung hạn của Việt Nam vẫn được đánh giá là tích cực. Tuy nhiên suy giảm của ngành khai khoáng, đặc biệt là khai thác dầu thô cũng đã gây tác động tiêu cực tới mức tăng trưởng chung.
Áp lực lạm phát dự kiến ở mức vừa phải do lạm phát lõi ổn định và đã có sự phối hợp điều chỉnh giá dịch vụ, hàng hóa do nhà nước quản lý. Tài khoản thanh toán vãng lai sẽ vẫn thặng dư nhưng mức thặng dư sẽ giảm do nhập khẩu tăng nhanh trở lại.
Trong trung hạn, tốc độ tăng trưởng sẽ ổn định quanh mức 6,4% trong giai đoạn 2018 - 2019 đi kèm với ổn định kinh tế vĩ mô nói chung. Tỷ lệ nghèo sẽ tiếp tục giảm trong điều kiện không có những diễn biến bất lợi về thiên tai.
Đưa ra những khuyến nghị đối với Việt Nam, Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho rằng, các rủi ro trong nước và bên ngoài đòi hỏi phải liên tục áp dụng các biện pháp kinh tế vĩ mô cẩn trọng. Nếu muốn duy trì đà tăng trưởng, Việt Nam cần củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, tái tạo khoảng đệm chính sách và coi đây là ưu tiên hàng đầu; giảm thâm hụt tài khóa sẽ giúp kiềm chế rủi ro về bền vững tài khóa và tạo khoảng đệm tài khóa nhằm đối phó với các cú sốc có thể xảy ra trong tương lai; tiếp tục tăng cường các nghiệp vụ giám sát và quản lý thận trọng nhằm giảm thiểu rủi ro cho khu vực ngân hàng trong bối cảnh tín dụng tăng nhanh.
Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương cho biết, quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu đang diễn ra và thương mại quốc tế tăng trưởng là những yếu tố tích cực đối với khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, giúp các nước tiếp tục nâng cao mức sống.
Thách thức đối với các nước là làm sao vừa đạt các mục tiêu ưu tiên về tăng trưởng ngắn hạn, vừa đạt mục tiêu giảm bớt rủi ro trong trung hạn một cách hài hòa để từ đó các nước trong khu vực tạo được cơ sở vững chắc hơn cho tăng trưởng bền vững và hòa nhập.
Ông Sudhir Shetty, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á-Thái Bình Dương cho rằng, cần tập trung ưu tiên giảm thiểu rủi ro, nâng cao ổn định ngành ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh, thông qua việc hội nhập khu vực sâu hơn nữa.
Theo Báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, viễn cảnh tăng trưởng toàn cầu và mức cầu nội địa tiếp tục cải thiện đã tạo cơ sở cho thấy viễn cảnh tích cực tại các nước đang phát triển khu vực Đông Á-Thái Bình Dương.
Các nền kinh tế phát triển tăng trưởng mạnh, giá hàng hóa nguyên vật liệu hồi phục nhẹ và thương mại toàn cầu hồi phục chính là những yếu tố tích cực từ bên ngoài. Các tác giả báo cáo kêu gọi hãy từ bỏ các biện pháp tăng trưởng ngắn hạn và quan tâm giải quyết các rủi ro tài chính, tài khóa. Các biện pháp đó bao gồm: tăng cường giám sát, quản lý cẩn trọng tại các nước có tỷ lệ cao về tăng trưởng tín dụng, nợ tư nhân; đổi mới chính sách, công tác quản lý thuế nhằm tăng nguồn thu; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình huống chính sách tiền tệ bị thắt chặt do tốc độ tăng trưởng lãi suất tại các nước phát triển.
Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng cần phát triển du lịch và tăng cường hội nhập theo chiều sâu trong khu vực nhằm giảm nhẹ rủi ro do chủ nghĩa bảo hộ mang lại. Nếu quản lý tốt, tăng trưởng du lịch sẽ mở ra cơ hội lớn cho các nước trong khu vực, kể cả các quốc đảo Thái Bình Dương. Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng sẽ góp phần tăng cường hội nhập khu vực nhờ tự do hóa thương mại dịch vụ, cắt giảm hàng rào phi thế quan.
Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hòa nhập và dài lâu cần tập trung xóa bỏ nghèo cùng cực, đồng thời áp dụng các chính sách tăng cường cung cấp dịch vụ có chất lượng và tạo việc làm, tăng cường hệ thống an sinh xã hội nhằm giảm bớt tác động của các cú sốc.
IMF: Nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ phục hồi
Ngày 05-10, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde khẳng định nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ phục hồi, mở ra cơ hội cho các quốc gia triển khai các biện pháp cải cách nhằm gặt hái những thành quả phát triển sâu rộng và bền vững.
Trong bài phát biểu tại Trường Kenedy Havard, bà Lagarde cho rằng thế giới đang bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế vốn được mong đợi. Lần đầu tiên trong 10 năm qua, gần 75% nền kinh tế trên thế giới bắt đầu quá trình phục hồi, chứng kiến một giai đoạn phát triển mới và bền vững trong khi các hệ thống ngân hàng diễn biến ổn định hơn cùng với đó là lòng tin thị trường tiếp tục tăng.
Tổng giám đốc IMF nhấn mạnh đây là thời điểm mà các quốc gia phải nhanh chóng hành động, không để vuột mất thời cơ trong bối cảnh không ít những nguy cơ vẫn đang rình rập, trong đó phải kể đến tốc độ tăng trưởng chậm, vấn đề bất bình đẳng ngày càng sâu sắc tại các nền kinh tế phát triển, ứng dụng đột phá công nghệ chưa hiệu quả và biến động chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới.
Nếu không hành động kịp thời để lãng phí cơ hội thì hậu quả có thể là hàng loạt vấn đề như tăng trưởng yếu kém, thị trường lao động bị kìm hãm, tăng nguy cơ bất ổn xã hội và đẩy cá hệ thống tài chính vào nguy cơ khủng hoảng trong tương lai.
Bên cạnh việc kêu gọi các quốc gia xây dựng chính sách tiền tệ và tài khóa hỗ trợ tăng trưởng, bà Lagarde cũng cho rằng các nước cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu và phát triển để nâng cao năng suất và nhu cầu thị trường, góp phần giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Đẩy mạnh tiếp cận các mảng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng như áp dụng các hình thức đánh thuế lũy tiến để giảm tình trạng bất bình đẳng.
Theo các nghiên cứu của IMF, tình trạng bất bình đẳng gia tăng đang kìm hãm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm lung lay nền tảng kinh tế của mỗi quốc gia. Vấn đề biến đối khí hậu cũng nên được coi như một mối đe dọa toàn cầu mà các nhà hoạch định chính sách cần huy động mọi biện pháp để thúc đẩy các hành động ngăn chặn cụ thể.
Phát biểu trên được bà Lagarde đưa ra chỉ một tuần trước khi diễn ra Hội nghị thường niên giữa IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) và đại diện của 189 quốc gia trên thế giới. Tại đây, IMF sẽ đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu mới nhất được cho là sẽ khả quan hơn những dự báo trước đó.
IEA: Năng lượng tái tạo phát triển với tốc độ nhanh hơn dự kiến
Ngành sản xuất năng lượng tái tạo sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn dự kiến, chủ yếu nhờ “kỷ nguyên mới” trong sản xuất điện Mặt Trời. Đây là báo cáo mới được Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố ngày 04-10.
Trong báo cáo trên, IEA cho biết công suất điện Mặt Trời trên thế giới tăng 50% vào năm ngoái, trong đó Trung Quốc chiếm gần 50% tổng công suất. Đây là lần đầu tiên công suất điện Mặt Trời tăng nhanh hơn so với các nhiên liệu khác, vượt cả điện than.
Theo báo cáo, nhờ ngành sản xuất điện Mặt Trời phát triển, năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Đến năm 2022, công suất năng lượng tái tạo sẽ tăng 43%. Năng lượng tái tạo sẽ chiếm 30% ngành sản xuất điện năng, so với mức 24% của năm 2016.
Dù than đá sẽ vẫn là nguồn sản xuất điện năng lớn nhất vào năm 2022, song năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm 50% khoảng cách với loại nhiên liệu này. Theo IEA, đến năm 2022 ba nước gồm Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ sẽ chiếm 2/3 mức tăng trưởng năng lượng tái tạo toàn cầu.
Trung Quốc duy trì vị trí số 1 về công suất điện tái tạo trong thời gian dự báo, chiếm 40% tổng công suất toàn cầu, chủ yếu do có nhiều lo ngại về ô nhiễm không khí tại nước này. Trong khi đó, Mỹ duy trì là thị trường sản xuất năng lượng tái tạo lớn thứ hai trên thế giới bất chấp những chính sách liên bang chưa rõ ràng./.
Nét Việt trên xứ hoa Chăm Pa  (11/10/2017)
Tăng cường liên kết với doanh nghiệp đào tạo nhân lực du lịch  (10/10/2017)
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sơ kết công tác quý III, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2017  (10/10/2017)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp Ban điều hành Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam  (10/10/2017)
Sớm kết thúc đàm phán khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh  (10/10/2017)
Chủ tịch Quốc hội sẽ tham dự IPU-137 và thăm Kazakhstan  (10/10/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên