Khánh thành Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thành phố mang tên Bác
Phát biểu tại Lễ khánh thành, đồng chí Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã xúc động ôn lại những tình cảm thương yêu vô bờ bến mà Bác Hồ kính yêu lúc sinh thời luôn dành cho đồng bào miền Nam ruột thịt, cũng như tình cảm yêu quý, biết ơn và sự tôn kính của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với Bác Hồ.
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải khẳng định niềm tin vững chắc và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiên định đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn, phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phấn đấu xây dựng, bảo vệ, phát triển thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, vì cả nước, cùng cả nước, phấn đấu “đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á,” góp phần tích cực sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, xứng đáng với thành phố vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Thành phố Anh hùng.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo Kết luận của Ban Bí thư, với yêu cầu: “Tượng Bác phải thật sự đẹp, sinh động, tự nhiên, tư thế vững chắc, khỏe khoắn và giống Bác; phản ánh được thần thái ung dung, phúc hậu, nhân từ và tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam."
Từ giữa năm 2011, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai Đề án xây dựng Tượng đài bằng tất cả tâm huyết và tình cảm kính yêu đặc biệt với Bác; đáp ứng tình cảm sâu sắc và sự mong đợi của Nhân dân, của Đảng bộ thành phố. Công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt tại Trung tâm hành chính của thành phố, nơi có vị trí trang trọng nhất, đẹp nhất và thuận lợi để Nhân dân mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế được chiêm ngưỡng chân dung của Người.
Phát biểu tại Lễ khánh thành, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Đảng, Nhà nước nhiệt liệt hoan nghênh Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thành phố đã chủ động và tích cực triển khai xây dựng và hoàn thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đúng vào dịp kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Bác và 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người Anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta. Đối với cách mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam, công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng to lớn, như non cao, biển rộng. Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, hoạt động thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đúc rút kinh nghiệm, Người đã rút ra kết luận: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản; không có gì quý hơn độc lập tự do; độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - thành công, thành công, đại thành công..."
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh: "Người đã dày công truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin về trong nước, huấn luyện, đào tạo cán bộ, trực tiếp chuẩn bị và tổ chức thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa Xuân năm 1930, để rồi từ đó, cùng với Đảng ta lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích trong thế kỷ XX: Tiến hành Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945; kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi, giành lại độc lập, tự do cho đất nước, mang lại hoà bình, hạnh phúc cho nhân dân."
Đối với miền Nam, đối với Sài Gòn, Bác Hồ luôn có tình cảm yêu thương đặc biệt sâu nặng. Trong trái tim Người luôn có một miền Nam thành đồng Tổ quốc, đi trước về sau; một Sài Gòn chan chứa tình thương yêu - nơi Người đã cất bước ra đi tìm đường cứu nước và luôn cháy bỏng một khát vọng được trở lại Sài Gòn, thăm lại miền Nam. Khi miền Nam còn chìm trong ách thống trị của ngoại bang và khói lửa chiến tranh, không một phút nào Bác không nghĩ đến miền Nam. Bác nói: "Ở miền Nam, mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng. Gộp nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi;" "Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi."
Đáp lại tình cảm thiêng liêng, cao quý của Bác, nhân dân Nam Bộ, nhân dân Sài Gòn-Gia Định đã luôn nêu cao lòng yêu nước, kiên định đấu tranh cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào Bác Hồ. Đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện Di huấn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và đồng bào Nam Bộ, Sài Gòn-Gia Định đã nêu cao khí phách của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đạp bằng muôn trùng gian nguy, chiến đấu ngoan cường, kiên trung, bất khuất, cùng cả nước thực hiện trận quyết chiến chiến lược mang tên Bác - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xứng danh "Đất thép Thành đồng."
Tổng Bí thư tin tưởng rằng với truyền thống cách mạng vẻ vang, năng động, sáng tạo, đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng Thành phố mang tên Bác ngày càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình; thực hiện tốt vai trò là đô thị đặc biệt, "vì cả nước, cùng cả nước," thực sự là đầu tầu của vùng động lực phát triển phía Nam và cả nước, từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học-công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á; đồng thời ra sức xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh, chính quyền hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, xứng danh là Thành phố mang tên Bác, Thành phố Anh hùng, xứng đáng với niềm tin yêu của cả nước.
Tổng Bí thư mong rằng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm tốt việc quản lý, giữ gìn và phát huy công trình Tượng đài Bác một cách hiệu quả, thiết thực, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, tấm gương vĩ đại của Bác Hồ, nhất là đối với các thế hệ trẻ, qua đó hun đúc lòng yêu nước, thương dân, tin Đảng, phát huy truyền thống kiên cường, vẻ vang của Thành phố Hồ Chí Minh, của Việt Nam văn hiến và anh hùng.
Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thăm Triển lãm: Bác Hồ với miền Nam, miền Nam với Bác Hồ, tại Trụ sở Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Với gần 100 hình ảnh tư liệu thể hiện tình cảm đặc biệt của Bác Hồ dành cho miền Nam và tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác; những hoạt động cụ thể, thiết thực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Triển lãm nhằm giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Thành phố hiểu sâu sắc hơn về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là tình cảm của Người dành cho đồng bào miền Nam ruột thịt./.
Gần 78.000 bạn trẻ tham gia cuộc thi học tập đạo đức Hồ Chí Minh  (17/05/2015)
Gần 78.000 bạn trẻ tham gia cuộc thi học tập đạo đức Hồ Chí Minh  (17/05/2015)
Gần 78.000 bạn trẻ tham gia cuộc thi học tập đạo đức Hồ Chí Minh  (17/05/2015)
Phó Chủ tịch nước dự lễ bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu  (17/05/2015)
Việt Nam thúc đẩy hợp tác văn hóa nghệ thuật với Slovakia  (17/05/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay