“Thời gian vàng” điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV
22:37, ngày 23-10-2018
TCCSĐT - Trong cuộc sống, tình huống dẫn đến nghi phơi nhiễm HIV rất dễ gặp. Thay vì hoang mang, lo lắng, các chuyên gia khuyến cáo bình tĩnh xử lý điều trị dự phòng trong thời gian “vàng” có thể giúp thoát căn bệnh thế kỷ.
Phơi nhiễm với HIV là tình huống có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV.
Phơi nhiễm với HIV là tình huống gặp trong đời sống hằng ngày. Dù không phải tất cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể người nhiễm HIV đều bị nhiễm nếu biết được “khoảng thời gian vàng” để điều trị dự phòng kịp thời.
Hiện nay, với những tiến bộ của y học, con người đã dần kiểm soát được HIV bằng việc sử dụng thuốc trong dự phòng.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện cả nước có 209.000 người nhiễm hiện còn sống, tuy nhiên chỉ quản lý được 175.000 người, trong đó mới đang điều trị bằng ARV cho 130.000 người.
Trong 6 tháng đầu năm, cả nước phát hiện mới 3500 người nhiễm HIV, chuyển sang giai đoạn AIDS 1824 người, số người nhiễm HIV tử vong 814 người.
Đánh giá từ Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho thấy, về nguy cơ lây truyền HIV, lây truyền qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ trọng chính trong lây truyền HIV, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM, đặc biệt nhóm tuổi trẻ là cảnh báo quan trọng về nguy cơ lây truyền HIV trong nhóm này sẽ chiếm tỷ trọng chính trong tương lai.
Những người phơi nhiễm HIV phải được điều trị dự phòng càng sớm càng tốt, nhất là trong vòng 72 giờ, tối ưu là 6 giờ đầu. Còn đối tượng là những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao cần được tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm như một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện.
Để cung cấp thông tin cho bạn đọc về cách xử trí với trường hợp sau khi phơi nhiễm HIV và các biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm, Báo điện tử VietnamPlus phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Thời gian vàng” điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV". Buổi tọa đàm sẽ diễn ra lúc 14 giờ 30 phút ngày 24-10.
Các vị khách mời, chuyên gia tham gia chương trình gồm:
Tiến sỹ-bác sỹ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế).
Thạc sỹ-bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương).
Mời bạn đọc quan tâm đặt câu hỏi cho các khách mời về địa chỉ: vietnamplus2008@gmail.com./.
Phơi nhiễm với HIV là tình huống gặp trong đời sống hằng ngày. Dù không phải tất cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể người nhiễm HIV đều bị nhiễm nếu biết được “khoảng thời gian vàng” để điều trị dự phòng kịp thời.
Hiện nay, với những tiến bộ của y học, con người đã dần kiểm soát được HIV bằng việc sử dụng thuốc trong dự phòng.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện cả nước có 209.000 người nhiễm hiện còn sống, tuy nhiên chỉ quản lý được 175.000 người, trong đó mới đang điều trị bằng ARV cho 130.000 người.
Trong 6 tháng đầu năm, cả nước phát hiện mới 3500 người nhiễm HIV, chuyển sang giai đoạn AIDS 1824 người, số người nhiễm HIV tử vong 814 người.
Đánh giá từ Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho thấy, về nguy cơ lây truyền HIV, lây truyền qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ trọng chính trong lây truyền HIV, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM, đặc biệt nhóm tuổi trẻ là cảnh báo quan trọng về nguy cơ lây truyền HIV trong nhóm này sẽ chiếm tỷ trọng chính trong tương lai.
Những người phơi nhiễm HIV phải được điều trị dự phòng càng sớm càng tốt, nhất là trong vòng 72 giờ, tối ưu là 6 giờ đầu. Còn đối tượng là những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao cần được tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm như một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện.
Để cung cấp thông tin cho bạn đọc về cách xử trí với trường hợp sau khi phơi nhiễm HIV và các biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm, Báo điện tử VietnamPlus phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Thời gian vàng” điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV". Buổi tọa đàm sẽ diễn ra lúc 14 giờ 30 phút ngày 24-10.
Các vị khách mời, chuyên gia tham gia chương trình gồm:
Tiến sỹ-bác sỹ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế).
Thạc sỹ-bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương).
Mời bạn đọc quan tâm đặt câu hỏi cho các khách mời về địa chỉ: vietnamplus2008@gmail.com./.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp mặt Văn phòng Chủ tịch nước  (23/10/2018)
Lãnh đạo các nước gửi điện mừng Tổng Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước  (23/10/2018)
Thủ tướng Chính phủ phân công chuẩn bị bổ sung tài liệu trình Quốc hội  (23/10/2018)
Phát biểu nhậm chức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng  (23/10/2018)
Tiếp tục các thông tin về kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV  (23/10/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm