Bộ Y tế hướng dẫn về loại sữa tham gia Chương trình Sữa học đường
Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1340/QĐ-TTg ngày 08-7-2016.
Chương trình đặt ra các chỉ tiêu đến năm 2020, 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường; chiều cao của trẻ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 - 2 cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010... Chương trình đưa ra 9 chỉ tiêu áp dụng cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học với thời gian thực hiện đến năm 2020.
Tại TP. Hồ Chí Minh, mới đây, ngày 08-10, HĐND thành phố đã thông qua đề nghị của UBND thành phố về cơ chế hỗ trợ từ ngân sách, để thực hiện đề án Sữa học đường cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh giai đoạn 2018-2020.
Trong năm học 2018-2019, chương trình triển khai với trẻ mẫu giáo và thí điểm học sinh lớp 1 tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh. Năm tiếp theo sẽ triển khai với trẻ mẫu giáo, rút kinh nghiệm và mở rộng thực hiện đại trà cho học sinh tiểu học lớp 1. Mỗi học sinh được uống sữa 9 tháng trong một năm học, trừ ba tháng hè; mỗi ngày uống 180 ml sữa.
Thành phố đề xuất kinh phí hỗ trợ theo tỷ lệ: ngân sách 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa 20% và cha mẹ học sinh 50%. Riêng với học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập (được cấp phép theo quy định của pháp luật) đang học tại các trường thực hiện đề án, ngân sách hỗ trợ 50%, doanh nghiệp hỗ trợ phần còn lại.
Còn tại Hà Nội, chương trình đã trải qua các bước như tham khảo các mô hình, khảo sát lấy ý kiến của phụ huynh, các cơ sở giáo dục, các sở ngành liên quan...
Theo kế hoạch trong tháng 10 này Hà Nội sẽ tổ chức đấu thầu nhà cung cấp sữa học đường cho 1,3 triệu học sinh./.
VietinBank: Ngân hàng an toàn nhất năm 2018  (15/10/2018)
Đưa vào hoạt động Trung tâm kiểm tra sức khỏe Chợ Rẫy Việt - Nhật  (15/10/2018)
Hãy vệ sinh đôi bàn tay để bảo vệ sự sống  (15/10/2018)
Trung tâm kiểm tra sức khỏe Chợ Rẫy Việt-Nhật - một trung tâm khám sức khỏe theo tiêu chuẩn quốc tế chính thức hoạt động  (14/10/2018)
Chính phủ sẵn sàng ‘đi chợ’ cùng bà con nông dân  (14/10/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp