Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 18 đến ngày 24-6-2018)
22:40, ngày 25-06-2018
TCCSĐT - Đồng chí Trần Quốc Vượng tiếp xúc cử tri huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm, tặng quà người có công tại Nghệ An; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo, tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác; Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Phần tử xấu lợi dụng Luật đặc khu và Luật an ninh mạng để kích động gây rối trật tự; Báo chí cần góp phần xây dựng niềm tin, tạo đồng thuận xã hội; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc tại tỉnh Bạc Liêu; Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XII năm 2017; Liên minh hợp tác xã có sứ mệnh rất quan trọng trong quá trình hội nhập; Luật An ninh mạng bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Công tác phòng chống tham nhũng được chỉ đạo quyết liệt, sức lan tỏa lớn;... là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt đại biểu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tiêu biểu toàn quốc
Nhân Tháng hành động vì trẻ em với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em” và kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, ngày 18-6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi gặp mặt với 70 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt đến từ 14 tỉnh/thành trong cả nước. Đây là những tấm gương điển hình tiêu biểu toàn quốc về tinh thần vượt khó, vươn lên, đạt thành tích xuất sắc trong học tập và tu dưỡng, rèn luyện trong những năm học vừa qua.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang biểu dương, khen ngợi 70 học sinh dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng đã nỗ lực phấn đấu, vượt khó, vươn lên trong học tập và rèn luyện, là học sinh giỏi nhiều năm liền. Chủ tịch nước vui mừng được biết, trong số các học sinh này có nhiều cháu đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, là những tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nêu rõ thực tế, dù đạt được nhiều kết quả trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhưng trong số 26 triệu trẻ em Việt Nam hiện vẫn còn gần 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi, khuyết tật, lao động sớm, không nơi nương tựa… và hơn 2,1 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt rất cần sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Theo Chủ tịch nước, để tăng cường công tác bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em, nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người dân thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác này. Đồng thời cần kịp thời tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc tốt.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị phải chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm của gia đình và sự tham gia của toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Quan tâm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em, bảo đảm điều kiện, thời gian thích hợp để trẻ em được tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở. Cùng với đó, cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm, tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em, cùng với nhà trường giáo dục, hình thành nhân cách và trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em phát triển toàn diện.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lời cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đã có những đóng góp quý báu cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; biểu dương Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, tập thể lãnh đạo, cán bộ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam với phương châm “tận tâm, minh bạch, kịp thời, cùng tham gia” đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đồng chí Trần Quốc Vượng tiếp xúc cử tri huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, ngày 18-6, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có cuộc tiếp xúc với cử tri huyện Văn Yên.
Trong không khí dân chủ, cởi mở và trách nhiệm, cử tri huyện Văn Yên đánh giá cao việc Quốc hội chưa thông qua dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt là phù hợp, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đảm bảo sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Cử tri cũng đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có ý kiến với Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, Công ty đường sắt Yên Lào mở gác chắn tại các điểm có đường sắt đi qua trên địa bàn xã Mậu Đông, tạo điều kiện cho nhân dân vận chuyển hàng hóa. Đảng, Nhà nước cần quan tâm tạo điều kiện nâng cấp tuyến đường Mậu A - Tân Nguyên để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương nghiên cứu ban hành mới hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan để các cơ quan, đơn vị sau khi sáp nhập, hợp nhất đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…
Sau khi nghe ý kiến của cử tri và trao đổi của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khẳng định kỳ họp Quốc hội lần này đã thể hiện tinh thần dân chủ, đổi mới, công khai. Các nội dung của kỳ họp được chuẩn bị kỹ, đảm bảo chất lượng. Quốc hội đã thực sự lắng nghe các ý kiến tâm huyết của cử tri để tiếp thu, điều chỉnh các dự án Luật cho phù hợp, thực sự đi vào cuộc sống. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã đi vào thực chất, đúng trọng tâm theo phương châm “hỏi gọn, đáp nhanh”, thể hiện trách nhiệm của đại biểu và Quốc hội trước nhân dân. Đảng, Nhà nước luôn thể hiện quyết tâm cao trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Kỳ họp này, các dự án Luật cũng được Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng, dân chủ, thẳng thắn và tích cực tranh luận, đưa ra các ý kiến cụ thể với nhiều nội dung mới.
Đồng chí Trần Quốc Vượng khẳng định các ý kiến của cử tri đã thể hiện tình cảm, tinh thần, trách nhiệm, tâm huyết của cử tri đối với Quốc hội. Những ý kiến, kiến nghị của cử tri sẽ được đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp báo cáo Quốc hội và đề nghị các bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết kịp thời.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm, tặng quà người có công tại Nghệ An
Chiều 18-6, Đoàn công tác của Quốc hội do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, trao quà tặng thân nhân các gia đình liệt sỹ, gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn hai huyện Đô Lương và Nam Đàn, Nghệ An.
Cùng đi có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Tại Khu di tích lịch sử Truông Bồn, huyện Đô Lương, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã trao quà tặng thân nhân 13 liệt sỹ Truông Bồn; trao số tiền xây dựng 10 căn nhà tình nghĩa tặng thân nhân các gia đình liệt sỹ, gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc các huyện Đô Lương và Nam Đàn.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng gửi lời thăm hỏi ân cần đến thân nhân các gia đình liệt sỹ, người có công và gia đình người có công với cách mạng; động viên thân nhân các liệt sỹ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, quê hương. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhớ công ơn to lớn, biết ơn sâu sắc đối với các thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công và gia đình người có công với cách mạng đã hy sinh xương máu cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho sự thống nhất nước nhà;...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo, tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác
Ngày 18-6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Thành phố Hải Phòng đã có buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV tại huyện Tiên Lãng.
Lắng nghe các ý kiến của cử tri Tiên Lãng, trao đổi và giải đáp các thắc mắc của cử tri tại buổi tiếp xúc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Quốc hội, Chính phủ đã lắng nghe ý kiến của nhân dân, quyết định dừng Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Giải thích thêm với cử tri về nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đây đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là nội dung được quy định trong Hiến pháp 2014. Trên thực tế, mô hình này không phải là mới, trên thế giới, nhiều quốc gia đã xây dựng và thực hiện thành công. Thủ tướng nhấn mạnh đến mục tiêu xây dựng Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nhằm tạo nên một thể chế thu hút mạnh mẽ hơn trong đầu tư của ba đặc khu này với ý nghĩa tạo nên một cực tăng trưởng để phát triển. Quá trình làm luật đã lấy ý kiến rộng rãi và đã được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 4.
Đáng chú ý, trong Luật Đất đai đã có quy định cho thuê đất với thời hạn 70 năm đối với các Khu kinh tế nhưng một số kẻ xấu đã lợi dụng quy định Thủ tướng Chính phủ có thể xem xét cho thuê đến 99 năm đối với trường hợp đặc biệt trong Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để phục vụ các ý đồ xấu. Theo Thủ tướng, quy định “trường hợp đặc biệt” phải là những công trình, dự án lớn, tiêu biểu, có kinh phí đầu tư lớn, thu hồi vốn rất chậm và đất nước cần công trình đó. Ngoài ra, một yêu cầu bắt buộc là trước khi Thủ tướng quyết định còn phải được nhiều cơ quan khác cho ý kiến, quyết định.
Tuy nhiên, đến ngày 10 và 11-6 vẫn xảy ra một số cuộc tụ tập, biểu tình, bạo động và có một số trường hợp đập phá ở một số tỉnh, thành phố. Một số kẻ xấu, cơ hội, thậm chí một số đối tượng phản động đã lợi dụng dân chủ và kích động quần chúng nhân dân dưới nhiều hình thức khác nhau để phá hoại sự đoàn kết, thống nhất của đất nước, làm cho người dân hiểu lầm một số quy định của pháp luật, nhất là các dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng.
Giải thích rõ hơn về Luật An ninh mạng, Thủ tướng cho biết, nhiều nước đã xây dựng và ban hành luật này. Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu về tự do trên internet. Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân, thể hiện qua việc cho phép đặt máy chủ nước ngoài nhưng cơ sở dữ liệu liên quan đến Việt Nam phải được lưu trữ để phục vụ công tác quản lý. Do đó, Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ gần 87%.
Thủ tướng khẳng định, những hành vi kích động quần chúng, đập phá, chống người thi hành công vụ, cản trở giao thông đã gây ảnh hưởng đến sự bình yên của Tổ quốc, cuộc sống bình yên của nhân dân, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của đất nước. Một số đối tượng quá khích đã có những hành động vi phạm pháp luật.
“Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề nghị người dân bình tĩnh, tỉnh táo, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác, nhất là lớp trẻ”, Thủ tướng nhấn mạnh và nêu rõ đây cũng là nhiệm vụ của các tổ chức chính trị, xã hội, MTTQ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thủ tướng yêu cầu các lực lượng chức năng cần tăng cường cảnh giác, nắm chắc tình hình để chủ động xử lý, giải quyết tốt hơn các tình huống xảy ra.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Phần tử xấu lợi dụng Luật đặc khu và Luật an ninh mạng để kích động gây rối trật tự
Ngày 19-6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng tổ Đại biểu Quốc hội - Đơn vị số 1 đã có buổi tiếp xúc với cử tri của ba quận (1, 3, 4) của Thành phố Hồ Chí Minh sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Trước những ý kiến phát biểu thẳng thắn mang tính xây dựng và trách nhiệm của cử tri, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chia sẻ: Thấy được sự quan tâm rất lớn của cử tri, người dân liên quan đến dự thảo Luật đặc khu thì Quốc hội cũng đã cho rằng cần phải lấy thêm các ý kiến cử tri sâu rộng và cần tiếp tục lắng nghe ý kiến chuyên gia, các vị lão thành cách mạng, nhân dân nên Quốc hội đã lùi thời gian thông qua. Việc xây dựng luật này là cấp thiết, để thực hiện chủ trương lớn của Nhà nước, đã được đề cập từ nhiều năm qua. Quốc hội yêu cầu các cơ quan soạn thảo cần tiếp thu nghiêm túc, nghiên cứu nhiều kinh nghiệm quốc tế cả thành công và thất bại.
Tiếp đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dành thời gian chia sẻ, tâm tư với cử tri Thành phố Hồ Chí Minh về Luật An ninh mạng, Chủ tịch nước cho rằng vấn đề này là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để tận dụng được lợi thế của internet và do đó phải có cách quản lý hiệu quả. Theo Chủ tịch nước, thời gian qua các phần tử xấu, các thế lực thù địch đã lợi dụng công nghệ 4.0, không gian mạng internet vào các hoạt động xâm hại lợi ích cá nhân, tập thể… thấy rõ nhất là, mới đây khi Quốc hội thảo luận một số luật thì các đối tượng này lợi dụng để kích động, lôi kéo hoạt động tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự. Chia sẻ với cử tri, với vai trò là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước đã có chỉ đạo tới chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về dự thảo Luật đặc khu để người dân hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn các dự án luật, tạo sự đồng thuận, mở rộng dân chủ trước khi ban hành.
Cũng theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, dự thảo sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng sắp tới được ban hành sẽ có những điều chỉnh, chắc chắn còn tạo được sự đồng thuận lớn hơn của người dân. Và đối với công tác phòng chống tham nhũng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, quan điểm của Đảng, Nhà nước là sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ, quyết liệt từ trung ương xuống cơ sở, nhất là xem xét nghiêm túc trách nhiệm của thủ trưởng, cấp ủy của những cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng.
Báo chí cần góp phần xây dựng niềm tin, tạo đồng thuận xã hội
Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, sáng 20-6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt các nhà báo lão thành và lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước.
Cùng dự buổi gặp mặt có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành Trung ương.
Tại buổi gặp mặt, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao, nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng sự nỗ lực và những thành tích của các cơ quan thông tấn báo chí và đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, 93 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí Cách mạng Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt nhất, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, không ngừng trưởng thành vững mạnh về mọi mặt; đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng nêu rõ, những năm qua, báo chí nước nhà đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đưa tin đầy đủ, kịp thời tình hình trong nước và quốc tế, phản ánh kịp thời đời sống xã hội, phát hiện kịp thời nhân tố mới, mô hình hiệu quả, cách làm hay.
Báo chí đã biểu dương gương người tốt việc tốt, phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, tiêu cực, góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tuyên truyền đối ngoại, đấu tranh phê phán những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, qua đó, tạo sự đồng thuận xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng vươn lên, vượt qua khó khăn thách thức, là cầu nối hiệu quả giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ với nhân dân; lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Bản lĩnh chính trị và tính chuyên nghiệp của đội ngũ người làm báo ngày càng được nâng cao. Phát triển đa dạng, phong phú các loại hình báo chí truyền thống và hiện đại gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử và truyền thông đa phương tiện.
Đội ngũ trên 36 ngàn người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí với gần 850 cơ quan báo chí, hơn 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ và hơn 22 nghìn hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Báo chí cách mạng thực sự là lực lượng trên mặt trận thông tin, truyền thông, thực sự là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nhiều nhà báo đã trở thành những tấm gương sáng, nỗ lực quên mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mong muốn các cơ quan thông tấn báo chí làm tốt hơn nữa nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, Thủ tướng nhấn mạnh, hoàn cảnh quốc tế và trong nước đòi hỏi đội ngũ những người làm báo phải tiếp tục đổi mới sáng tạo, nỗ lực phát huy vai trò, vị thế của báo chí trong việc đưa tin, định hướng dư luận, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn các cơ quan thông tấn, báo chí và đội ngũ người làm báo cả nước tập trung tuyên truyền tính nhân văn, các vấn đề thời sự đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết không để tình trạng báo chí giật gân, kích động trong từng hoạt động báo chí, Thủ tướng nêu rõ.
Báo chí cần thông tin nhanh nhạy, chính xác, khách quan trung thực, vừa là kênh phổ biến, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, thực hiện tinh thần trọng dân, gần dân, sát dân, có trách nhiệm với dân, phản ánh kịp thời, trung thực những nguyện vọng, ý kiến, truyền tải những thông tin thiết thực đến toàn thể nhân dân, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động phục vụ nhân dân và doanh nghiệp với phương châm 10 chữ: Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả.
Cùng với đó, báo chí cần tiếp tục phát huy vai trò lực lượng nòng cốt chống lại các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; chủ động bác bỏ những luận điệu bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống, gây chia rẽ nội bộ, làm mất đoàn kết trong Đảng và trong xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc tại tỉnh Bạc Liêu
Ngày 20-6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác đã thăm và làm việc tại tỉnh Bạc Liêu.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Quang Dương đã báo cáo với Chủ tịch Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội tại địa phương.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng về những kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua.
Trao đổi về tiềm năng phát triển của địa phương, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Bạc Liêu cần chú trọng phát triển điện gió, trở thành tỉnh đầu tiên phát triển điện gió - nguồn năng lượng sạch trong khu vực miền Tây Nam bộ.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tỉnh cần bám sát các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân; chủ động mời gọi các nhà đầu tư, tạo niềm tin cùng cơ sở pháp lý.
Bạc Liêu cần dựa vào thế mạnh của mình để phát triển, tỉnh cần khuyến khích kinh tế tư nhân trong lĩnh vực mà tư nhân đang làm tốt như nuôi trồng thủy hải sản, phát triển cây đặc sản như nhãn tiêu cơm vàng...
Theo Chủ tịch Quốc hội, cùng với tiềm năng du lịch biển và bề dày của vùng đất là “cái nôi” của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, Bạc Liêu cần phát huy thế mạnh này để cùng phát triển kinh tế kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Trong xây dựng nông thôn mới, ghi nhận Bạc Liêu đã có 16/49 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tỉnh chưa cần đặt mục tiêu về đích trước 1 năm.
Ngoài việc xây dựng điện, đường, trường, trạm, cơ sở hạ tầng, Bạc Liêu cần chú trọng chăm lo đến đời sống nhân dân, tạo công ăn, việc làm cho lao động nông thôn bằng cách phát triển doanh nghiệp tại chỗ để người lao động “ly nông mà không ly hương”, cùng với đó là tạo sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư...
Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XII năm 2017
Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ 12 (năm 2017) đã chính thức diễn ra tối 21-6 tại Hà Nội nhân kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2018).
Tham dự buổi lễ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam…
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương những nỗ lực của đội ngũ người làm báo cả nước, chúc mừng thành tích chung của những người làm báo cũng như các nhà báo được trao Giải Báo chí quốc gia năm 2017.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vui mừng được biết, năm nay là năm có số lượng các tác phẩm báo chí tham dự Giải cao nhất từ trước đến nay, chất lượng các tác phẩm ngày càng được nâng lên. Điều này cho thấy sức thu hút của Giải Báo chí quốc gia và sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các cấp Hội Nhà báo trong cả nước.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí quốc gia năm 2017, Nhà báo Thuận Hữu cho biết: Giải Báo chí quốc gia năm nay tiếp tục được tổ chức nghiêm túc, có chất lượng, ngày càng chuyên nghiệp. Đặc biệt, năm nay lần đầu tiên tất cả 63 Hội nhà báo tỉnh, thành phố đều tham dự Giải, khẳng định uy tín và sức thu hút cao của Giải.
Theo Nhà báo Thuận Hữu, quy trình tổ chức Giải được tiến hành nghiêm túc theo Điều lệ Giải, chuyên nghiệp, trách nhiệm và công tâm. Hội đồng Sơ khảo đã chấm sớm hơn các năm trước, từ hơn 1.730 tác phẩm đủ điều kiện dự giải chọn được 145 tác phẩm tiêu biểu vào Chung khảo. Hội đồng Chung khảo đã chấm, xem xét, thảo luận và quyết định trao giải cho 105 tác phẩm thuộc 11 loại giải dành cho báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử và ảnh báo chí, trong đó có 8 giải A, 25 giải B, 43 giải C và 29 giải khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả.
“Số tác phẩm đoạt giải của báo chí địa phương chiếm gần 50%. Tuy chưa có những tác phẩm thực sự gây tiếng vang lớn, nhưng đây là những tác phẩm tiêu biểu, tập trung phản ánh những vấn đề lớn của đất nước. Nhiều tác phẩm có tính phát hiện, tính phản biện, tính chiến đấu, tính nhân văn, có sức lan tỏa và hiệu ứng xã hội tích cực, được đầu tư bài bản. Các tác phẩm cho thấy công sức, trí tuệ, ý thức trách nhiệm, sự dấn thân, lòng yêu nghề và cách thể hiện đầy sáng tạo của các nhà báo...” - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ.
Liên minh hợp tác xã có sứ mệnh rất quan trọng trong quá trình hội nhập
Chiều 21-6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về tình hình phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển kinh tế tập thể; đại diện các bộ, ngành và Liên minh hợp tác xã các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn, nhưng hệ thống hợp tác xã vẫn giữ vững và phát triển là rất đáng ghi nhận. Việc tổ chức lại hay giải tán một số hợp tác xã không hoạt động hiệu quả là rất bình thường. Cho rằng mục tiêu cuối cùng vẫn là chuỗi giá trị phải hoạt động hiệu quả, Thủ tướng khẳng định, hợp tác xã có sứ mệnh rất quan trọng trong quá trình hội nhập; đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt ngày càng xuất hiện nhiều hợp tác xã hoạt động hiệu quả, giải quyết tốt vấn đề việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ như trước đây không thể cạnh tranh được với nền kinh tế thị trường, cần phải có sự hợp tác để tạo ra sự liên kết mang tính chuyên nghiệp nhằm hướng tới phát triển bền vững đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Muốn làm tốt được điều này, cần phải có hành động, cách làm cụ thể, đầu tiên là củng cố hệ thống từ hợp tác xã các cấp, trong đó sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp rất quan trọng nhằm cải thiện bộ máy, tổ chức tốt vấn đề quan hệ sản xuất.
Thủ tướng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế để có giải pháp phát triển như: Nhận thức của một bộ phận người dân và đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị về kinh tế hợp tác, hợp tác xã còn hạn chế, mặc cảm với tồn tại yếu kém của mô hình hợp tác xã kiểu cũ, lòng tin đối với hợp tác xã kiểu mới chưa cao. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hợp tác xã đã được ban hành nhưng thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể, còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của hợp tác xã; phân bổ theo cơ chế "xin cho;" kinh phí của Trung ương và địa phương bố trí để hỗ trợ còn ít, phân tán ở nhiều kênh, nhiều chương trình. Quản lý Nhà nước đối với kinh tế hợp tác, hợp tác xã còn nhiều bất cập, hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức so với doanh nghiệp.
Thủ tướng cho rằng, tiềm năng và lợi thế của các địa phương, vùng kinh tế rất lớn nhưng kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển chưa tương xứng, xây dựng mô hình hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa đang xuống cấp, chưa đáp ứng sản xuất quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao.
Để hệ thống kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vững trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu, đội ngũ cán bộ tham gia vào hoạt động hợp tác xã phải xác định phát triển Liên minh hợp tác xã là nhu cầu khách quan; đồng thời đổi mới cách nghĩ, cánh làm, phối hợp các bộ, ngành để duy trì và phát triển. Thủ tướng lưu ý các địa phương cần hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, thể chế; đồng thời tổ chức lại và phát triển chuỗi giá trị sản xuất từ khâu sản xuất đến thu mua và ra tới thị trường. Chính phủ sẽ tiếp tục ban hành những văn bản mới, để vận dụng tốt, các địa phương cần đưa ra hội đồng nhân dân để thảo luận, giúp cho việc đầu tư vào hợp tác xã nông nghiệp được thuận lợi và hiệu quả.
"Các địa phương cần tính toán đến vấn đề chuyển giao công nghệ và giống mới, vấn đề chế biến và tiêu thụ sản phẩm; kiên trì xây dựng hệ thống hợp tác xã hiệu quả theo kiểu mới, xây dựng chuỗi giá trị; phát triển hợp tác xã nhiều loại hình nhưng tập trung phát triển hợp tác xã nông nghiệp...," Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Luật An ninh mạng bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, ngày 21-6, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã tiếp xúc cử tri tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Sau khi nghe báo cáo tóm tắt về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm 2018 của huyện Vân Hồ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã thông báo với cử tri về kết quả Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV; đồng thời báo cáo kết quả trả lời của các bộ, ngành Trung ương về kiến nghị, phản ánh của cử tri tỉnh Sơn La.
Ghi nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã giải đáp một số kiến nghị của cử tri; đồng thời tiếp thu kiến nghị của cử tri và giao Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La phân loại kiến nghị để gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Riêng đối với Luật An ninh mạng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết lỗ hổng mất an toàn an ninh mạng ngày càng tăng, khiến nguy cơ an toàn thông tin mạng đang gia tăng nhanh chóng khi bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, việc Việt Nam xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng là hoàn toàn đúng đắn, cần thiết để phòng ngừa, sẵn sàng ngăn chặn nguy cơ đe dọa an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Công tác phòng chống tham nhũng được chỉ đạo quyết liệt, sức lan tỏa lớn
Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang biểu dương, khen ngợi 70 học sinh dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng đã nỗ lực phấn đấu, vượt khó, vươn lên trong học tập và rèn luyện, là học sinh giỏi nhiều năm liền. Chủ tịch nước vui mừng được biết, trong số các học sinh này có nhiều cháu đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, là những tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nêu rõ thực tế, dù đạt được nhiều kết quả trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhưng trong số 26 triệu trẻ em Việt Nam hiện vẫn còn gần 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi, khuyết tật, lao động sớm, không nơi nương tựa… và hơn 2,1 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt rất cần sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Theo Chủ tịch nước, để tăng cường công tác bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em, nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người dân thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác này. Đồng thời cần kịp thời tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc tốt.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị phải chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm của gia đình và sự tham gia của toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Quan tâm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em, bảo đảm điều kiện, thời gian thích hợp để trẻ em được tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở. Cùng với đó, cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm, tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em, cùng với nhà trường giáo dục, hình thành nhân cách và trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em phát triển toàn diện.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lời cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đã có những đóng góp quý báu cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; biểu dương Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, tập thể lãnh đạo, cán bộ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam với phương châm “tận tâm, minh bạch, kịp thời, cùng tham gia” đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đồng chí Trần Quốc Vượng tiếp xúc cử tri huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, ngày 18-6, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có cuộc tiếp xúc với cử tri huyện Văn Yên.
Trong không khí dân chủ, cởi mở và trách nhiệm, cử tri huyện Văn Yên đánh giá cao việc Quốc hội chưa thông qua dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt là phù hợp, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đảm bảo sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Cử tri cũng đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có ý kiến với Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, Công ty đường sắt Yên Lào mở gác chắn tại các điểm có đường sắt đi qua trên địa bàn xã Mậu Đông, tạo điều kiện cho nhân dân vận chuyển hàng hóa. Đảng, Nhà nước cần quan tâm tạo điều kiện nâng cấp tuyến đường Mậu A - Tân Nguyên để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương nghiên cứu ban hành mới hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan để các cơ quan, đơn vị sau khi sáp nhập, hợp nhất đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…
Sau khi nghe ý kiến của cử tri và trao đổi của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khẳng định kỳ họp Quốc hội lần này đã thể hiện tinh thần dân chủ, đổi mới, công khai. Các nội dung của kỳ họp được chuẩn bị kỹ, đảm bảo chất lượng. Quốc hội đã thực sự lắng nghe các ý kiến tâm huyết của cử tri để tiếp thu, điều chỉnh các dự án Luật cho phù hợp, thực sự đi vào cuộc sống. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã đi vào thực chất, đúng trọng tâm theo phương châm “hỏi gọn, đáp nhanh”, thể hiện trách nhiệm của đại biểu và Quốc hội trước nhân dân. Đảng, Nhà nước luôn thể hiện quyết tâm cao trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Kỳ họp này, các dự án Luật cũng được Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng, dân chủ, thẳng thắn và tích cực tranh luận, đưa ra các ý kiến cụ thể với nhiều nội dung mới.
Đồng chí Trần Quốc Vượng khẳng định các ý kiến của cử tri đã thể hiện tình cảm, tinh thần, trách nhiệm, tâm huyết của cử tri đối với Quốc hội. Những ý kiến, kiến nghị của cử tri sẽ được đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp báo cáo Quốc hội và đề nghị các bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết kịp thời.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm, tặng quà người có công tại Nghệ An
Chiều 18-6, Đoàn công tác của Quốc hội do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, trao quà tặng thân nhân các gia đình liệt sỹ, gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn hai huyện Đô Lương và Nam Đàn, Nghệ An.
Cùng đi có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Tại Khu di tích lịch sử Truông Bồn, huyện Đô Lương, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã trao quà tặng thân nhân 13 liệt sỹ Truông Bồn; trao số tiền xây dựng 10 căn nhà tình nghĩa tặng thân nhân các gia đình liệt sỹ, gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc các huyện Đô Lương và Nam Đàn.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng gửi lời thăm hỏi ân cần đến thân nhân các gia đình liệt sỹ, người có công và gia đình người có công với cách mạng; động viên thân nhân các liệt sỹ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, quê hương. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhớ công ơn to lớn, biết ơn sâu sắc đối với các thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công và gia đình người có công với cách mạng đã hy sinh xương máu cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho sự thống nhất nước nhà;...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo, tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác
Ngày 18-6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Thành phố Hải Phòng đã có buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV tại huyện Tiên Lãng.
Lắng nghe các ý kiến của cử tri Tiên Lãng, trao đổi và giải đáp các thắc mắc của cử tri tại buổi tiếp xúc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Quốc hội, Chính phủ đã lắng nghe ý kiến của nhân dân, quyết định dừng Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Giải thích thêm với cử tri về nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đây đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là nội dung được quy định trong Hiến pháp 2014. Trên thực tế, mô hình này không phải là mới, trên thế giới, nhiều quốc gia đã xây dựng và thực hiện thành công. Thủ tướng nhấn mạnh đến mục tiêu xây dựng Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nhằm tạo nên một thể chế thu hút mạnh mẽ hơn trong đầu tư của ba đặc khu này với ý nghĩa tạo nên một cực tăng trưởng để phát triển. Quá trình làm luật đã lấy ý kiến rộng rãi và đã được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 4.
Đáng chú ý, trong Luật Đất đai đã có quy định cho thuê đất với thời hạn 70 năm đối với các Khu kinh tế nhưng một số kẻ xấu đã lợi dụng quy định Thủ tướng Chính phủ có thể xem xét cho thuê đến 99 năm đối với trường hợp đặc biệt trong Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để phục vụ các ý đồ xấu. Theo Thủ tướng, quy định “trường hợp đặc biệt” phải là những công trình, dự án lớn, tiêu biểu, có kinh phí đầu tư lớn, thu hồi vốn rất chậm và đất nước cần công trình đó. Ngoài ra, một yêu cầu bắt buộc là trước khi Thủ tướng quyết định còn phải được nhiều cơ quan khác cho ý kiến, quyết định.
Tuy nhiên, đến ngày 10 và 11-6 vẫn xảy ra một số cuộc tụ tập, biểu tình, bạo động và có một số trường hợp đập phá ở một số tỉnh, thành phố. Một số kẻ xấu, cơ hội, thậm chí một số đối tượng phản động đã lợi dụng dân chủ và kích động quần chúng nhân dân dưới nhiều hình thức khác nhau để phá hoại sự đoàn kết, thống nhất của đất nước, làm cho người dân hiểu lầm một số quy định của pháp luật, nhất là các dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng.
Giải thích rõ hơn về Luật An ninh mạng, Thủ tướng cho biết, nhiều nước đã xây dựng và ban hành luật này. Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu về tự do trên internet. Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân, thể hiện qua việc cho phép đặt máy chủ nước ngoài nhưng cơ sở dữ liệu liên quan đến Việt Nam phải được lưu trữ để phục vụ công tác quản lý. Do đó, Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ gần 87%.
Thủ tướng khẳng định, những hành vi kích động quần chúng, đập phá, chống người thi hành công vụ, cản trở giao thông đã gây ảnh hưởng đến sự bình yên của Tổ quốc, cuộc sống bình yên của nhân dân, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của đất nước. Một số đối tượng quá khích đã có những hành động vi phạm pháp luật.
“Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề nghị người dân bình tĩnh, tỉnh táo, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác, nhất là lớp trẻ”, Thủ tướng nhấn mạnh và nêu rõ đây cũng là nhiệm vụ của các tổ chức chính trị, xã hội, MTTQ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thủ tướng yêu cầu các lực lượng chức năng cần tăng cường cảnh giác, nắm chắc tình hình để chủ động xử lý, giải quyết tốt hơn các tình huống xảy ra.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Phần tử xấu lợi dụng Luật đặc khu và Luật an ninh mạng để kích động gây rối trật tự
Ngày 19-6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng tổ Đại biểu Quốc hội - Đơn vị số 1 đã có buổi tiếp xúc với cử tri của ba quận (1, 3, 4) của Thành phố Hồ Chí Minh sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Trước những ý kiến phát biểu thẳng thắn mang tính xây dựng và trách nhiệm của cử tri, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chia sẻ: Thấy được sự quan tâm rất lớn của cử tri, người dân liên quan đến dự thảo Luật đặc khu thì Quốc hội cũng đã cho rằng cần phải lấy thêm các ý kiến cử tri sâu rộng và cần tiếp tục lắng nghe ý kiến chuyên gia, các vị lão thành cách mạng, nhân dân nên Quốc hội đã lùi thời gian thông qua. Việc xây dựng luật này là cấp thiết, để thực hiện chủ trương lớn của Nhà nước, đã được đề cập từ nhiều năm qua. Quốc hội yêu cầu các cơ quan soạn thảo cần tiếp thu nghiêm túc, nghiên cứu nhiều kinh nghiệm quốc tế cả thành công và thất bại.
Tiếp đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dành thời gian chia sẻ, tâm tư với cử tri Thành phố Hồ Chí Minh về Luật An ninh mạng, Chủ tịch nước cho rằng vấn đề này là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để tận dụng được lợi thế của internet và do đó phải có cách quản lý hiệu quả. Theo Chủ tịch nước, thời gian qua các phần tử xấu, các thế lực thù địch đã lợi dụng công nghệ 4.0, không gian mạng internet vào các hoạt động xâm hại lợi ích cá nhân, tập thể… thấy rõ nhất là, mới đây khi Quốc hội thảo luận một số luật thì các đối tượng này lợi dụng để kích động, lôi kéo hoạt động tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự. Chia sẻ với cử tri, với vai trò là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước đã có chỉ đạo tới chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về dự thảo Luật đặc khu để người dân hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn các dự án luật, tạo sự đồng thuận, mở rộng dân chủ trước khi ban hành.
Cũng theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, dự thảo sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng sắp tới được ban hành sẽ có những điều chỉnh, chắc chắn còn tạo được sự đồng thuận lớn hơn của người dân. Và đối với công tác phòng chống tham nhũng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, quan điểm của Đảng, Nhà nước là sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ, quyết liệt từ trung ương xuống cơ sở, nhất là xem xét nghiêm túc trách nhiệm của thủ trưởng, cấp ủy của những cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng.
Báo chí cần góp phần xây dựng niềm tin, tạo đồng thuận xã hội
Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, sáng 20-6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt các nhà báo lão thành và lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước.
Cùng dự buổi gặp mặt có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành Trung ương.
Tại buổi gặp mặt, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao, nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng sự nỗ lực và những thành tích của các cơ quan thông tấn báo chí và đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, 93 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí Cách mạng Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt nhất, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, không ngừng trưởng thành vững mạnh về mọi mặt; đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng nêu rõ, những năm qua, báo chí nước nhà đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đưa tin đầy đủ, kịp thời tình hình trong nước và quốc tế, phản ánh kịp thời đời sống xã hội, phát hiện kịp thời nhân tố mới, mô hình hiệu quả, cách làm hay.
Báo chí đã biểu dương gương người tốt việc tốt, phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, tiêu cực, góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tuyên truyền đối ngoại, đấu tranh phê phán những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, qua đó, tạo sự đồng thuận xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng vươn lên, vượt qua khó khăn thách thức, là cầu nối hiệu quả giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ với nhân dân; lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Bản lĩnh chính trị và tính chuyên nghiệp của đội ngũ người làm báo ngày càng được nâng cao. Phát triển đa dạng, phong phú các loại hình báo chí truyền thống và hiện đại gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử và truyền thông đa phương tiện.
Đội ngũ trên 36 ngàn người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí với gần 850 cơ quan báo chí, hơn 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ và hơn 22 nghìn hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Báo chí cách mạng thực sự là lực lượng trên mặt trận thông tin, truyền thông, thực sự là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nhiều nhà báo đã trở thành những tấm gương sáng, nỗ lực quên mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mong muốn các cơ quan thông tấn báo chí làm tốt hơn nữa nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, Thủ tướng nhấn mạnh, hoàn cảnh quốc tế và trong nước đòi hỏi đội ngũ những người làm báo phải tiếp tục đổi mới sáng tạo, nỗ lực phát huy vai trò, vị thế của báo chí trong việc đưa tin, định hướng dư luận, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn các cơ quan thông tấn, báo chí và đội ngũ người làm báo cả nước tập trung tuyên truyền tính nhân văn, các vấn đề thời sự đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết không để tình trạng báo chí giật gân, kích động trong từng hoạt động báo chí, Thủ tướng nêu rõ.
Báo chí cần thông tin nhanh nhạy, chính xác, khách quan trung thực, vừa là kênh phổ biến, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, thực hiện tinh thần trọng dân, gần dân, sát dân, có trách nhiệm với dân, phản ánh kịp thời, trung thực những nguyện vọng, ý kiến, truyền tải những thông tin thiết thực đến toàn thể nhân dân, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động phục vụ nhân dân và doanh nghiệp với phương châm 10 chữ: Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả.
Cùng với đó, báo chí cần tiếp tục phát huy vai trò lực lượng nòng cốt chống lại các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; chủ động bác bỏ những luận điệu bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống, gây chia rẽ nội bộ, làm mất đoàn kết trong Đảng và trong xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc tại tỉnh Bạc Liêu
Ngày 20-6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác đã thăm và làm việc tại tỉnh Bạc Liêu.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Quang Dương đã báo cáo với Chủ tịch Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội tại địa phương.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng về những kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua.
Trao đổi về tiềm năng phát triển của địa phương, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Bạc Liêu cần chú trọng phát triển điện gió, trở thành tỉnh đầu tiên phát triển điện gió - nguồn năng lượng sạch trong khu vực miền Tây Nam bộ.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tỉnh cần bám sát các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân; chủ động mời gọi các nhà đầu tư, tạo niềm tin cùng cơ sở pháp lý.
Bạc Liêu cần dựa vào thế mạnh của mình để phát triển, tỉnh cần khuyến khích kinh tế tư nhân trong lĩnh vực mà tư nhân đang làm tốt như nuôi trồng thủy hải sản, phát triển cây đặc sản như nhãn tiêu cơm vàng...
Theo Chủ tịch Quốc hội, cùng với tiềm năng du lịch biển và bề dày của vùng đất là “cái nôi” của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, Bạc Liêu cần phát huy thế mạnh này để cùng phát triển kinh tế kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Trong xây dựng nông thôn mới, ghi nhận Bạc Liêu đã có 16/49 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tỉnh chưa cần đặt mục tiêu về đích trước 1 năm.
Ngoài việc xây dựng điện, đường, trường, trạm, cơ sở hạ tầng, Bạc Liêu cần chú trọng chăm lo đến đời sống nhân dân, tạo công ăn, việc làm cho lao động nông thôn bằng cách phát triển doanh nghiệp tại chỗ để người lao động “ly nông mà không ly hương”, cùng với đó là tạo sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư...
Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XII năm 2017
Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ 12 (năm 2017) đã chính thức diễn ra tối 21-6 tại Hà Nội nhân kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2018).
Tham dự buổi lễ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam…
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương những nỗ lực của đội ngũ người làm báo cả nước, chúc mừng thành tích chung của những người làm báo cũng như các nhà báo được trao Giải Báo chí quốc gia năm 2017.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vui mừng được biết, năm nay là năm có số lượng các tác phẩm báo chí tham dự Giải cao nhất từ trước đến nay, chất lượng các tác phẩm ngày càng được nâng lên. Điều này cho thấy sức thu hút của Giải Báo chí quốc gia và sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các cấp Hội Nhà báo trong cả nước.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí quốc gia năm 2017, Nhà báo Thuận Hữu cho biết: Giải Báo chí quốc gia năm nay tiếp tục được tổ chức nghiêm túc, có chất lượng, ngày càng chuyên nghiệp. Đặc biệt, năm nay lần đầu tiên tất cả 63 Hội nhà báo tỉnh, thành phố đều tham dự Giải, khẳng định uy tín và sức thu hút cao của Giải.
Theo Nhà báo Thuận Hữu, quy trình tổ chức Giải được tiến hành nghiêm túc theo Điều lệ Giải, chuyên nghiệp, trách nhiệm và công tâm. Hội đồng Sơ khảo đã chấm sớm hơn các năm trước, từ hơn 1.730 tác phẩm đủ điều kiện dự giải chọn được 145 tác phẩm tiêu biểu vào Chung khảo. Hội đồng Chung khảo đã chấm, xem xét, thảo luận và quyết định trao giải cho 105 tác phẩm thuộc 11 loại giải dành cho báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử và ảnh báo chí, trong đó có 8 giải A, 25 giải B, 43 giải C và 29 giải khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả.
“Số tác phẩm đoạt giải của báo chí địa phương chiếm gần 50%. Tuy chưa có những tác phẩm thực sự gây tiếng vang lớn, nhưng đây là những tác phẩm tiêu biểu, tập trung phản ánh những vấn đề lớn của đất nước. Nhiều tác phẩm có tính phát hiện, tính phản biện, tính chiến đấu, tính nhân văn, có sức lan tỏa và hiệu ứng xã hội tích cực, được đầu tư bài bản. Các tác phẩm cho thấy công sức, trí tuệ, ý thức trách nhiệm, sự dấn thân, lòng yêu nghề và cách thể hiện đầy sáng tạo của các nhà báo...” - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ.
Liên minh hợp tác xã có sứ mệnh rất quan trọng trong quá trình hội nhập
Chiều 21-6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về tình hình phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển kinh tế tập thể; đại diện các bộ, ngành và Liên minh hợp tác xã các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn, nhưng hệ thống hợp tác xã vẫn giữ vững và phát triển là rất đáng ghi nhận. Việc tổ chức lại hay giải tán một số hợp tác xã không hoạt động hiệu quả là rất bình thường. Cho rằng mục tiêu cuối cùng vẫn là chuỗi giá trị phải hoạt động hiệu quả, Thủ tướng khẳng định, hợp tác xã có sứ mệnh rất quan trọng trong quá trình hội nhập; đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt ngày càng xuất hiện nhiều hợp tác xã hoạt động hiệu quả, giải quyết tốt vấn đề việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ như trước đây không thể cạnh tranh được với nền kinh tế thị trường, cần phải có sự hợp tác để tạo ra sự liên kết mang tính chuyên nghiệp nhằm hướng tới phát triển bền vững đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Muốn làm tốt được điều này, cần phải có hành động, cách làm cụ thể, đầu tiên là củng cố hệ thống từ hợp tác xã các cấp, trong đó sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp rất quan trọng nhằm cải thiện bộ máy, tổ chức tốt vấn đề quan hệ sản xuất.
Thủ tướng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế để có giải pháp phát triển như: Nhận thức của một bộ phận người dân và đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị về kinh tế hợp tác, hợp tác xã còn hạn chế, mặc cảm với tồn tại yếu kém của mô hình hợp tác xã kiểu cũ, lòng tin đối với hợp tác xã kiểu mới chưa cao. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hợp tác xã đã được ban hành nhưng thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể, còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của hợp tác xã; phân bổ theo cơ chế "xin cho;" kinh phí của Trung ương và địa phương bố trí để hỗ trợ còn ít, phân tán ở nhiều kênh, nhiều chương trình. Quản lý Nhà nước đối với kinh tế hợp tác, hợp tác xã còn nhiều bất cập, hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức so với doanh nghiệp.
Thủ tướng cho rằng, tiềm năng và lợi thế của các địa phương, vùng kinh tế rất lớn nhưng kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển chưa tương xứng, xây dựng mô hình hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa đang xuống cấp, chưa đáp ứng sản xuất quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao.
Để hệ thống kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vững trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu, đội ngũ cán bộ tham gia vào hoạt động hợp tác xã phải xác định phát triển Liên minh hợp tác xã là nhu cầu khách quan; đồng thời đổi mới cách nghĩ, cánh làm, phối hợp các bộ, ngành để duy trì và phát triển. Thủ tướng lưu ý các địa phương cần hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, thể chế; đồng thời tổ chức lại và phát triển chuỗi giá trị sản xuất từ khâu sản xuất đến thu mua và ra tới thị trường. Chính phủ sẽ tiếp tục ban hành những văn bản mới, để vận dụng tốt, các địa phương cần đưa ra hội đồng nhân dân để thảo luận, giúp cho việc đầu tư vào hợp tác xã nông nghiệp được thuận lợi và hiệu quả.
"Các địa phương cần tính toán đến vấn đề chuyển giao công nghệ và giống mới, vấn đề chế biến và tiêu thụ sản phẩm; kiên trì xây dựng hệ thống hợp tác xã hiệu quả theo kiểu mới, xây dựng chuỗi giá trị; phát triển hợp tác xã nhiều loại hình nhưng tập trung phát triển hợp tác xã nông nghiệp...," Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Luật An ninh mạng bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, ngày 21-6, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã tiếp xúc cử tri tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Sau khi nghe báo cáo tóm tắt về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm 2018 của huyện Vân Hồ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã thông báo với cử tri về kết quả Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV; đồng thời báo cáo kết quả trả lời của các bộ, ngành Trung ương về kiến nghị, phản ánh của cử tri tỉnh Sơn La.
Ghi nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã giải đáp một số kiến nghị của cử tri; đồng thời tiếp thu kiến nghị của cử tri và giao Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La phân loại kiến nghị để gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Riêng đối với Luật An ninh mạng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết lỗ hổng mất an toàn an ninh mạng ngày càng tăng, khiến nguy cơ an toàn thông tin mạng đang gia tăng nhanh chóng khi bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, việc Việt Nam xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng là hoàn toàn đúng đắn, cần thiết để phòng ngừa, sẵn sàng ngăn chặn nguy cơ đe dọa an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Công tác phòng chống tham nhũng được chỉ đạo quyết liệt, sức lan tỏa lớn
Công tác phòng, chống tham nhũng được chỉ đạo ráo riết, quyết liệt, có một bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.
Đồng chí Võ Văn Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - khẳng định điều này khi trao đổi với báo chí trước thềm Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng tổ chức vào ngày 25-6 tại Hà Nội.
Hội nghị này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện những kết quả đạt được, cũng như chỉ rõ những tồn tại, hạn chế về công tác phòng, chống tham nhũng sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến hết nhiệm kỳ và cho cả nhiệm kỳ tới.
Nói về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng từ sau Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014, đặc biệt là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII của Đảng đến nay, đồng chí Võ Văn Dũng cho biết công tác phòng, chống tham nhũng được chỉ đạo ráo riết, quyết liệt, có một bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế”, được nhân dân đồng tình, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.
Theo Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương, các cơ quan chức năng đã chủ động, công khai cung cấp thông tin, định hướng dư luận trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, phát huy vai trò tích cực của các cơ quan truyền thông, báo chí trong phòng, chống tham nhũng. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và người dân trong phòng chống tham nhũng ngày càng được phát huy tốt hơn.
Trong thời gian qua, hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng được mở rộng, bước đầu mở rộng phòng, chống tham nhũng ra ngoài khu vực Nhà nước.
Đồng chí Võ Văn Dũng nêu rõ những kết quả đạt được về công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua đã có tác động mạnh mẽ, có tính cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, góp phần làm trong sạch bộ máy Đảng, Nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung./.
Đồng chí Võ Văn Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - khẳng định điều này khi trao đổi với báo chí trước thềm Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng tổ chức vào ngày 25-6 tại Hà Nội.
Hội nghị này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện những kết quả đạt được, cũng như chỉ rõ những tồn tại, hạn chế về công tác phòng, chống tham nhũng sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến hết nhiệm kỳ và cho cả nhiệm kỳ tới.
Nói về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng từ sau Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014, đặc biệt là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII của Đảng đến nay, đồng chí Võ Văn Dũng cho biết công tác phòng, chống tham nhũng được chỉ đạo ráo riết, quyết liệt, có một bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế”, được nhân dân đồng tình, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.
Theo Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương, các cơ quan chức năng đã chủ động, công khai cung cấp thông tin, định hướng dư luận trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, phát huy vai trò tích cực của các cơ quan truyền thông, báo chí trong phòng, chống tham nhũng. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và người dân trong phòng chống tham nhũng ngày càng được phát huy tốt hơn.
Trong thời gian qua, hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng được mở rộng, bước đầu mở rộng phòng, chống tham nhũng ra ngoài khu vực Nhà nước.
Đồng chí Võ Văn Dũng nêu rõ những kết quả đạt được về công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua đã có tác động mạnh mẽ, có tính cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, góp phần làm trong sạch bộ máy Đảng, Nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung./.
Đẩy mạnh chống tham nhũng - Mọi việc đều xuất phát từ dân, vì dân  (25/06/2018)
Khuyến nghị xu hướng mới trong phòng vệ thương mại ở Hoa Kỳ  (25/06/2018)
Không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp  (25/06/2018)
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019  (25/06/2018)
Một số giải pháp gia tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tại tỉnh Hà Nam  (25/06/2018)
Một số giải pháp gia tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tại tỉnh Hà Nam  (25/06/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam