Không có “vùng cấm” trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng
Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra được chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những sai phạm, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, qua đó góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả của phòng, chống tham nhũng.
Năm 2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 12 tổ chức và 16 đảng viên, trong đó có 3 đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng nhiệm kỳ XI, XII.
Qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với 18 đảng viên; đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 3 tổ chức đảng bằng hình thức cảnh cáo và 10 đảng viên từ cảnh cáo đến cách chức; đề nghị tổ chức đảng cấp dưới thi hành kỷ luật 2 tổ chức đảng.
Ủy ban Kiểm tra các cấp kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 3.601 tổ chức đảng và 10.379 đảng viên.
Ủy ban Kiểm tra các cấp kiểm tra 3.589 tổ chức đảng và 10.363 đảng viên về việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, quy chế làm việc, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ, những điều đảng viên không được làm, thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với 33.719 tổ chức đảng; kiểm tra thi hành kỷ luật đối với 10.113 tổ chức; cấp ủy các cấp và chi bộ đã thi hành kỷ luật 307 tổ chức đảng và 14.339 đảng viên.
Ủy ban Kiểm tra các cấp thi hành kỷ luật 4.300 đảng viên; giải quyết tố cáo 57 tổ chức đảng và 1.756 đảng viên; giám sát chuyên đề đối với 26.104 tổ chức đảng và 38.758 đảng viên, chuyển kiểm tra dấu hiệu vi phạm 44 tổ chức đảng và 142 đảng viên...
Qua các Phiên họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thời gian qua, có thể nhận thấy nhiều vụ sai phạm đã được làm rõ, xử lý và đề nghị xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với các tổ chức Đảng và đảng viên có sai phạm, qua đó khẳng định tính nghiêm minh, công tâm khách quan, không có “vùng cấm,” không có “hạ cánh an toàn” trong xử lý cán bộ vi phạm, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp đã được xử lý nghiêm minh trong thời gian qua, như vụ Hà Văn Thắm và 50 đồng phạm xảy ra tại OceanBank; vụ án Châu Thị Thu Nga và 9 đồng phạm xảy ra tại Công ty Housing Group...
Việc cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội rồi khởi tố, bắt tạm giam, xét xử bị cáo Đinh La Thăng, làm rõ sai phạm liên quan đến nhiều lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một minh chứng cụ thể của việc không có “vùng cấm” trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, khẳng định quyết tâm, sự đồng sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Việc đưa ra xét xử hàng loạt vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp; xử lý nghiêm khắc cả lãnh đạo cấp cao của Đảng khi vi phạm pháp luật đã thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng và Nhà nước trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hà Quốc Trị cho biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định thời gian tới và những năm tiếp theo, nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra các cấp vẫn là kiểm tra đảng viên và tổ chức Đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm, đây là một nội dung phải tiến hành thường xuyên.
Ủy ban Kiểm tra các cấp vẫn phải thực hiện toàn diện các nhiệm vụ được giao theo quy định của Điều lệ Đảng, nhưng trọng tâm là kiểm tra đảng viên và tổ chức Đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm.
Mới đây, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã ký ban hành Quy định số 01 của Bộ Chính trị về trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Quy định chỉ rõ Đảng viên ở bất cứ cương vị công tác nào, có dấu hiệu tham nhũng đều phải được xem xét làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không có "vùng cấm"; xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên có hành vi dung túng, bao che tham nhũng hoặc cản trở, can thiệp trái quy định vào việc xử lý các vụ việc tham nhũng.
Để phòng ngừa tham nhũng, Ủy ban Kiểm tra có trách nhiệm giám sát việc triển khai và kê khai, công khai tài sản; giám sát đảng viên trong việc thực hiện trách nhiệm nêu gương, giữ gìn đạo đức, lối sống; đảng viên có dư luận bất minh về tài sản và sinh hoạt, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; đảng viên có trách nhiệm trực tiếp đấu tranh phòng, chống tham nhũng.../.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2018 khá thuận lợi  (24/06/2018)
Ngày mai, trên 900.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia  (24/06/2018)
Công tác phòng chống tham nhũng được chỉ đạo quyết liệt, sức lan tỏa lớn  (24/06/2018)
Cử tri Thổ Nhĩ Kỳ đi bỏ phiếu bầu quốc hội và tổng thống nhiệm kỳ mới  (24/06/2018)
Một số chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  (24/06/2018)
Các nước châu Âu tiếp tục chia rẽ vì vấn đề người di cư  (24/06/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển