Khởi hành đi chặng đường dài
TCCSĐT - Ngày 15-4 vừa qua, tại Brúc-xen (Bỉ), EU và Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành đàm phán về thỏa thuận mậu dịch tự do. Mục tiêu chính của hai bên trong vòng đàm phán đầu tiên kéo dài nhiều ngày này là đi đến nhất trí về lộ trình thời gian và thể thức cho toàn bộ tiến trình đàm phán.
Không bên nào có ảo tưởng là quá trình đàm phán này sẽ dễ dàng và có thể nhanh chóng kết thúc thành công, nhưng họ đều ý thức được rằng bây giờ mới khởi động tiến trình đàm phán thì đã có phần muộn và đã đàm phán thì phải đi vào thực chất chứ không nên dền dứ. Đàm phán để đi tới thỏa thuận chứ không phải đàm phán để được tiếng là đang tiến hành đàm phán.
Cả hai vốn không thiếu kinh nghiệm thực tiễn về đàm phán thiết lập khu vực mậu dịch tự do song phương và cũng đều ấp ủ dự định đàm phán về thỏa thuận mậu dịch tự do với nhiều đối tác khác nữa, trong đó đặc biệt là Mỹ. Tuy chưa chính thức bắt đầu nhưng cả Mỹ và EU đều đã bộc lộ ý định tiến hành đàm phán về khu vực mậu dịch tự do Mỹ - EU. Mỹ đã mời chào và Nhật Bản cũng đã chính thức nhận lời tham gia Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) do Mỹ chủ xướng và tiến trình đàm phán với Mỹ cũng sẽ được khởi động trong thời gian tới.
EU và Nhật Bản có lợi ích chung trong việc xúc tiến quá trình đàm phán này vì khởi hành sớm thì cơ hội về đích sớm sẽ lớn hơn và thực tế hơn. Hai bên sẽ tạo ra được những sự đã rồi về nội dung mà có thể áp đặt cho các đối tác khác khi đàm phán với họ, nhất là với Mỹ, về thỏa thuận mậu dịch tự do.
EU và Nhật Bản là những đối tác kinh tế và thương mại thuộc diện lớn nhất trên thế giới. Một khi đã đồng hành với nhau thì họ có thể dễ dàng chi phối việc hoạch định luật chơi chung trong vấn đề thương mại thế giới nói riêng cũng như trong quan hệ kinh tế quốc tế nói chung.
Các bên đều nhận thấy giờ là lúc phải tăng tốc bởi đến khi các nền kinh tế lớn khác trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ hay cả nhóm BRICS nhập cuộc thì khả năng tác động chi phối tới những luật chơi này với họ sẽ giảm đi đáng kể. Mỹ sốt sắng mời chào EU đàm phán thành lập khu vực mậu dịch tự do và mời chào Nhật Bản tham gia TTP cũng có một lý do ở đó. Và cả EU lẫn Nhật Bản khi tiếp nhận đề nghị của Mỹ cũng có phần chính bởi những lợi thế trên. Vòng đàm phán ở Brúc-xen mới chỉ là sự khởi hành đối với EU và Nhật Bản. Chặng đường hai bên còn phải cùng nhau đi hết rất dài bởi mọi sự nhượng bộ về lợi ích đều rất khó khăn và luôn nhạy cảm.
Trong đàm phán song phương cũng như đa phương việc thành lập khu vực mậu dịch tự do, rồi đi tới những thỏa thuận về lộ trình và mức độ giảm thuế quan để đạt được quy trình mậu dịch thật sự tự do đã rất khó nhưng việc đi tới xóa bỏ mọi rào cản thương mại phi thuế quan còn khó khăn hơn nhiều. EU kỳ vọng khu vực mậu dịch tự do với Nhật Bản sẽ giúp EU tạo ra thêm gần nửa triệu chỗ làm việc, và mức tăng xuất khẩu của EU sang Nhật Bản cũng sẽ thêm một phần ba. Ngược lại, Nhật Bản cũng hy vọng khu vực mậu dịch tự do này giúp xuất khẩu của nước này sang EU sẽ tăng thêm 25%.
Khu vực mậu dịch tự do song phương cũng như đa phương đã gắn kết các nền kinh tế, các thị trường và các đối tác với nhau. Trước viễn cảnh Vòng đàm phán Đô-ha của WTO chưa biết đến khi nào mới có thể kết thúc thành công, những thỏa thuận mậu dịch tự do song phương và đa phương tuy không thể thay thế được việc tự do hóa mậu dịch toàn cầu, nhưng có thể thấy chiều hướng chung trong thương mại thế giới là "có vẫn hơn không".
Trong dự báo mới đây nhất về tăng trưởng thương mại thế giới năm 2013, WTO đã phải hạ mức dự báo từ 4,5% xuống còn 3,3% và đưa ra một trong những nguyên nhân khiến mức dự báo phải hạ thấp là do chủ nghĩa bảo hộ. Nếu đúng như thế thì việc hình thành những khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương sẽ góp phần không nhỏ vào việc hạn chế chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch này./.
Cơ quan lập pháp Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia hợp tác  (27/04/2013)
“Tư tưởng chính trị của cựu Tổng thống U-gô Cha-vết và đánh giá tương lai của cuộc cách mạng Bô-li-va-ri-a-na”  (27/04/2013)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc trọng dụng nhân tài trong xây dựng chính quyền cách mạng và kháng chiến kiến quốc  (27/04/2013)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt  (27/04/2013)
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi  (27/04/2013)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên