Đắk Lắk: Tinh gọn tổ chức, bộ máy làm công tác dân số và phát triển
TCCSĐT - Trong những năm qua, công tác dân số và phát triển luôn được các cấp, các ngành của tỉnh Đắk Lắk quan tâm, kiện toàn về tổ chức bộ máy và nhân lực; được đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình hành động, đề án, kế hoạch giai đoạn, hằng năm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh đến các huyện, xã, phường, thôn, buôn và từng hộ gia đình.
Tỉnh Đắk Lắk thành lập và củng cố tổ chức bộ máy, biên chế và hoạt động công tác dân số theo các tuyến: Tuyến tỉnh thành lập Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Sở Y tế được giao 19 biên chế, nhưng hiện có 18 cán bộ, trong đó có 15 biên chế công chức, 03 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000); tuyến huyện có 15 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình/15 địa phương cấp huyện được giao 109 biên chế, trong đó có 94 viên chức, 15 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000 của Chính phủ, nhưng hiện chỉ có 107 biên chế (gồm 93 viên chức và 14 hợp đồng lao động); ở tuyến xã, biên chế giao là 184; hiện có 181 viên chức chuyên trách xã và 3 hợp đồng chờ xét tuyển/184 xã; cộng tác viên dân số có 3.540 cộng tác viên dân số được hưởng phụ cấp theo Nghị quyết 11/NQ-HĐND, ngày 10-7-2009 của Hội đồng Nhân dân tỉnh, cụ thể mức hưởng là 100.000đ và 150.000đ cho các xã vùng 3.
Thực hiện Quyết định số 756/QĐ-UBND, ngày 12-4-2018, của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP, ngày 24-01-2018, của Chính phủ và Chương trình số 26-CTr/TU, ngày 21-02-2018, của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 1619/BYT-TCCB, ngày 26-3-2018, của Bộ Y tế Về việc kiện toàn hệ thống y tế ở địa phương theo Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XII) và Công văn số 4480/BYT-TCDS, ngày 03-8-2018, của Bộ Y tế Về việc ổn định tổ chức, bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở... Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng và đang trình Đề án thành lập Trung tâm Y tế huyện đa chức năng trên cơ sở trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện đa khoa hạng III, Trung tâm Y tế và Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp huyện. Dự kiến sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong tháng 11-2018 và triển khai thực hiện từ tháng 12-2018, hoàn thành trong Quý I-2019
Theo đó, tại tuyến tỉnh vẫn giữ nguyên Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; tại tuyến huyện, 12/13 huyện có Bệnh viện đa khoa hạng III, theo quy định sẽ có 13 huyện thành lập Trung tâm Y tế huyện (đa chức năng) trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện đa khoa hạng III, Trung tâm Y tế và Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Trung tâm Y tế mới thành lập có chức năng thực hiện nhiệm vụ bao gồm y tế dự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác...
Tập trung về một đầu mối thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo
Một là, sau khi tinh gọn về tổ chức, bộ máy, hệ thống y tế tuyến huyện chỉ còn 02 đầu mối gồm Trung tâm Y tế cấp huyện đa chức năng trực thuộc Sở Y tế và Phòng Y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, giảm 27 đầu mối đơn vị, 50 khoa, phòng.
Hai là, tiết kiệm được kinh phí, phương tiện đi lại, công tác phí trong việc tham dự hội thảo, hội nghị, tập huấn tại tuyến tỉnh, tuyến trung ương sau khi sáp nhập chỉ còn 01 đơn vị y tế cấp huyện trực thuộc Sở, không còn sự chồng chéo về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của 3 đơn vị trước khi sáp nhập (các nhiệm vụ về truyền thông, giáo dục sức khỏe; phòng, chống suy dinh dưỡng; chỉ đạo tuyến; hoạt động nghiên cứu khoa học lĩnh vực y tế dự phòng nói chung và công tác khám bệnh, chữa bệnh tại cấp huyện và tuyến xã…).
Ba là, giảm đầu mối đơn vị, giảm số lượng viên chức lãnh đạo quản lý. Cụ thể: giảm được 27 đơn vị tại các huyện (gồm 15 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và 12 đơn vị trực thuộc Sở Y tế); theo đó sẽ giảm 27 chức danh giám đốc và 50 vị trí cấp trưởng, phó, khoa phòng…
Bốn là, giảm số người làm việc hưởng lương, phụ cấp chức vụ từ ngân sách nhà nước cấp, song vẫn bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Dự kiến giảm được người làm việc tại các bộ phận hành chính, một số bộ phận có trình độ chuyên môn được chuyển theo nhiệm vụ về các đơn vị hệ điều trị như Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, các bệnh viện chuyên khoa như Tâm thần, Lao và Bệnh phổi, Mắt, Y học cổ truyền nếu còn biên chế và theo nhu cầu của các đơn vị này.
Năm là, việc sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm Y tế đa chức năng sẽ có một đội ngũ nhân sự đông đảo và có thể hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành công việc. Tập trung nguồn lực, tăng khả năng phối hợp, hỗ trợ, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực y tế dự phòng; dân số; khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng trên địa bàn huyện, công tác dân số thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên ở thôn, buôn, tổ dân phố...; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển; đưa nội dung dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học.
... Còn đó nhiều khó khăn cần khắc phục
Thứ nhất, việc thành lập Trung tâm Y tế đa chức năng cấp huyện trên cơ sở sáp nhập các đơn vị thành phần sẽ có tác động, gây ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của viên chức và người lao động, nhất là đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị khi thực hiện sáp nhập.
Thứ hai, trụ sở của các đơn vị thành phần sáp nhập thành Trung tâm Y tế huyện đa chức năng chủ yếu đều nằm phân tán trên địa bàn huyện; một số trụ sở này đã xuống cấp, chưa bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cần phải có kinh phí cải tạo nâng cấp,... về lâu dài cần có giải pháp đầu tư trụ sở Trung tâm Y tế đa chức năng huyện mới (tập trung) để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
Thứ ba, cần tạo được vị thế của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong bộ máy tổ chức của Trung tâm Y tế đa chức năng, tạo điều kiện tốt về nguồn kinh phí cho công tác dân số. Theo đó, người lãnh đạo Trung tâm Y tế đa chức năng phải thấy được tầm quan trọng của công tác dân số và phát triển, từ đó quan tâm đến công tác dân số, nếu không trong thời gian tới công tác dân số sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ tư, Trung tâm Y tế cấp huyện đa chức năng cần có thời gian nhất định để ổn định tổ chức, bộ máy,... để hoạt động và phát huy hiệu quả./.
Những việc tối thiểu cần thiết khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cán bộ  (22/11/2018)
Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2018  (22/11/2018)
Công an tỉnh Lai Châu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  (22/11/2018)
Công an tỉnh Lai Châu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  (22/11/2018)
Tiếp tục cắt giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển  (22/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay