Bình Dương: Công nghiệp và xây dựng tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế
TCCS - Qua nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương đạt được kết quả khả quan, an sinh xã hội được bảo đảm, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững ổn định.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, tỉnh đã chỉ đạo ban hành các chính sách đặc thù của địa phương để phát triển, nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, sản xuất - kinh doanh được triển khai hiệu quả. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phối hợp với các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng và khởi công một số dự án công trình giao thông trọng điểm kết nối vùng; tham gia tích cực các nhiệm vụ do Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ phân công, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng - an ninh, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 7-10-2022, của Bộ Chính trị.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, lĩnh vực nông nghiệp phát triển ổn định; trong điều kiện khó khăn vẫn thu hút được vốn đầu tư nước ngoài và duy trì hoạt động xuất khẩu. Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước; tổng thu ngân sách bảo đảm kế hoạch, chỉ tiêu được giao và tăng hằng năm theo tỷ lệ tương ứng để tạo nguồn lực chi cho đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội và hoạt động của bộ máy; tỉnh là một trong những địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương.
Tổng sản phẩm (GRDP) thực hiện giai đoạn 2020 - 2023 tăng bình quân 5,7%/năm, ước thực hiện đến hết nhiệm kỳ tăng 7,4%. Công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và giữ vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế. Chỉ số sản xuất công nghiệp duy trì tăng trưởng ở mức độ khá, bình quân giai đoạn 2020 - 2023 tăng 6,1%/năm, dự báo cuối nhiệm kỳ đạt 8,5%. Bước đầu điều chỉnh, phân bố không gian phát triển công nghiệp của tỉnh bảo đảm tính chuyên môn hóa cao, tăng cường tính liên kết nối vùng và liên vùng; nghiên cứu quy hoạch vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các tuyến cao tốc của vùng Đông Nam Bộ đi qua tỉnh.
Thương mại - dịch vụ duy trì mức tăng trưởng khá, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện tốt chức năng cung ứng, tiêu thụ hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu; tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ giai đoạn 2021 - 2023 đạt 6,89%/năm. Mặc dù sụt giảm mạnh trong năm 2022, giai đoạn 2021 - 2023, tốc độ kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước tăng bình quân 5,5%/năm; tốc độ nhập khẩu ước tăng bình quân 2,4%/năm. Giá hàng hóa thế giới, xăng dầu biến động liên tục, chi phí sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, nhưng nhờ kiểm soát hiệu quả, linh hoạt nên tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng luôn tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2020 - 2023 tăng 11,1%.
Tập trung phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện nay, tỷ lệ che phủ cây lâm nghiệp và cây lâu năm luôn duy trì đạt 57,5%; diện tích ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt tăng 15%; chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo vệ môi trường và an toàn sinh học tiếp tục phát triển với 452 trang trại, tăng 34%.
Phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, làng thông minh, thành phố thông minh, phát triển khoa học - công nghệ gắn với chuyển đổi số, quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, quản lý đô thị, xây dựng được tập trung chỉ đạo triển khai, đạt kết quả đáng khích lệ. Có 100% số xã, 50% số huyện trên địa bàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đến cuối năm 2023, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 100% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh.
Công tác quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các đô thị được đầu tư phát triển theo hướng đô thị xanh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, phù hợp với quy định về quản lý đô thị theo mô hình thành phố thông minh. Đến nay, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 84%. Diện tích nhà ở bình quân đầu người hết năm 2023 đạt 31m2/người. Hiện nay, việc phát triển đô thị gắn với phát triển công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp xanh, sạch và các khu dân cư cho người lao động có đầy đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội và các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư.
Song song với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, y tế, giáo dục, an sinh xã hội được tỉnh quan tâm đầu tư. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông của tỉnh những năm qua đứng thứ hạng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Chất lượng giáo dục và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý tiếp tục nâng cao, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia ước đạt 83,48%, tăng 4,08% so với đầu nhiệm kỳ. Trong 3 năm gần đây, kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm luôn xếp thứ hạng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng phát triển cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Từng bước hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, gắn với quy hoạch tổng thể của tỉnh và vùng Đông Nam Bộ, phát triển các khu nghiên cứu phát triển và thực nghiệm công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi 4.0 và nhiều trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chú trọng. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đến nay 100% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân ước đạt 8,4 bác sĩ. Số giường bệnh/vạn dân ước đạt 19,6 giường. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng bệnh viện đa khoa 1.500 giường để từng bước đưa vào hoạt động. Công tác phòng, chống, dịch được quan tâm, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được khống chế, góp phần thúc đẩy phục hồi sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
Đã tập trung lãnh đạo tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn hóa và văn minh đô thị, các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động văn hóa, văn nghệ, được tổ chức an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, vui tươi. Tổ chức thành công nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, chính trị, đối ngoại quan trọng, góp phần phục vụ tốt nhu cầu văn hóa, tinh thần của người dân và quảng bá hình ảnh Bình Dương đến bạn bè trong và ngoài tỉnh. Quan tâm, chỉ đạo dành quỹ đất đô thị để xây dựng các khuôn viên, hoa viên, các trung tâm vui chơi giải trí cho người dân, thể thao thành tích cao tiếp tục phát triển, đạt được thứ hạng cao trong các giải thi đấu trong nước và quốc tế.
Các chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ người có công và người có hoàn cảnh khó khăn trước, trong và sau đại dịch được triển khai thực hiện sâu rộng, kịp thời. Ban hành nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững. Thường xuyên nắm tình hình và tổ chức kết nối cung - cầu lao động cũng như hỗ trợ người lao động gặp khó khăn và chuyển đổi ngành nghề phù hợp./.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục ưu tiên phát triển kinh tế gắn với giữ vững ổn định mục tiêu tăng trưởng bền vững  (10/08/2024)
Di cư lao động của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và đề xuất giải pháp  (25/07/2024)
Huyện Dầu Tiếng khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển  (18/07/2024)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay