Tỉnh Bắc Kạn làm tốt công tác bảo vệ môi trường
TCCS - Những năm qua, công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn luôn được các cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực.
Hiện nay, theo đánh giá của ngành chuyên môn, chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tốt, môi trường nước đều nằm trong giới hạn cho phép. Cụ thể, cường độ tiếng ồn và hàm lượng các chất gây ô nhiễm (CO, NO2, SO2, bụi TSP) trong môi trường không khí tại các vị trí quan trắc đều thấp hơn giá trị cho phép. Nồng độ các chất trong môi trường không khí xung quanh đều có xu hướng giảm so với năm 2019. Tỉnh không có điểm nóng về ô nhiễm không khí. Nồng độ các chất trong môi trường nước mặt đều có xu hướng giảm so với năm 2019, đặc biệt không có khu vực ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Việc xử lý triệt để, di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được tỉnh chú trọng thực hiện. Đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã xử lý được 1 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại Bản Vén, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông. Thực hiện rà soát, điều chỉnh dự án của 4 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
Công tác bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm. Tại Khu Công nghiệp Thanh Bình đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 2.500m3/ngày đêm; nước thải phát sinh của tất cả các dự án trong khu công nghiệp bảo đảm được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường. Chất thải rắn sinh hoạt của các nhà máy hoạt động trong Khu công nghiệp được Công ty Đô thị môi trường huyện Chợ Mới thu gom 2 lần/tuần. Các dự án triển khai tại đây đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định. Việc thực hiện bảo vệ môi trường đối với Khu Công nghiệp Thanh Bình thường xuyên được các cấp, các ngành đôn đốc thực hiện, được thanh tra, kiểm tra và tham mưu xử lý kịp thời khi có sự cố về môi trường. Ngoài ra, đối với 3 cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả nước thải trên 1.000m3/ngày đêm, cũng đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Về tình hình phát sinh và xử lý chất thải, tổng lượng chất rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 197.908,3 tấn, trong đó có 59,5 tấn chất thải nguy hại; 74.628,2 tấn chất thải rắn sinh hoạt thông thường; 109,3 tấn chất thải rắn y tế; 123.111,3 tấn chất thải rắn công nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 8/8 huyện, thành phố được đầu tư công trình kết cấu hạ tầng và lò đốt rác thải sinh hoạt. Chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh chủ yếu là đất đá thải trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản. Các cơ sở sản xuất công nghiệp thường tận dụng lại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường để làm vật liệu san lấp (với đất, đá thải) hoặc bán cho các cơ sở kinh doanh phế liệu. Chất thải nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh được thu gom, xử lý bằng công nghệ lò đốt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các bệnh viện đa khoa huyện, tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh được chủ cơ sở thu gom, lưu giữ tạm thời tại kho chứa chất thải nguy hại và hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực vận chuyển, xử lý theo quy định.
Trong công tác phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường, tỉnh cũng đã chú trọng công tác bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn lập dự án đầu tư nhằm loại bỏ các dự án sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, gây mức độ ô nhiễm môi trường cao. Quy định các dự án phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai hoạt động, nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định hồ sơ đánh giá tác động môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường. Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, người lao động và nhân dân trong việc bảo vệ môi trường. Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, phong trào thi đua thực hiện tiết kiệm năng lượng điện, nước, sử dụng các phương tiện công cộng nhằm giảm thiểu khí phát thải ra môi trường.../.
Bảo vệ môi trường: Tiêu chí quan trọng xây dựng nông thôn mới  (05/10/2021)
Xây dựng hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - Hướng đi tất yếu cho phát triển hài hòa, lấy con người làm trung tâm  (02/10/2021)
Huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội: Trăn trở trong việc phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường sống  (10/09/2021)
Hà Nội tăng cường phát triển hệ thống cây xanh  (30/07/2021)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm