Kỹ năng lái xe an toàn trên đường cao tốc
TCCS - Hiện toàn quốc đã có một số tuyến cao tốc cho phép xe chạy với với tốc độ tối đa 120km/h như: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Giầu Giây… Tuy nhiên, nhiều lái xe chưa trang bị cho mình những kiến thức khi chạy xe với tốc độ cao.
Mới đây, các chuyên gia thuộc Cục Quản lý đường bộ cao tốc, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đưa ra các khuyến cáo về nguyên tắc an toàn cho lái xe, trước khi đi vào đường cao tốc. Theo đó, khi lái xe vào đường cao tốc, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ một số nguyên tắc an toàn.
1. Kiểm tra lốp trước khi đi
Theo những tài xế kinh nghiệm, trước khi có chuyến đi trên đường cao tốc, đừng quên kiểm tra áp suất và độ an toàn của lốp xe: lốp quá mềm sẽ khiến xe hao xăng và dễ chao nghiêng khi chạy tốc độ nhanh, tuy nhiên khi bơm quá cứng thì khi chạy với tốc độ nhanh, ma sát giữa độ nhám của mặt đường với lốp xe khiến không khí giãn nở dễ gây nổ lốp. Thông thường, một chiếc lốp xe tiêu chuẩn phải được bơm căng trong khoảng từ 2,2 đến 2,4kg.
2. Luôn thắt dây an toàn
Người điều khiển và người ngồi trong xe ôtô đều phải thắt dây an toàn. Bởi khi lưu thông với tốc độ cao (100km/h), thì thắt dây an toàn cho mọi người trên xe là việc cần thiết hơn bao giờ hết.
3. Chú ý tốc độ cho phép
Bảo đảm tốc độ theo hệ thống biển báo trên đường, giảm tốc độ phù hợp ở những đoạn đường cong, có nhiều phương tiện (cho dù ở làn đường khác) hoặc chướng ngại vật...
4. Khoảng cách an toàn
Giữ khoảng cách an toàn với quy tắc 3 giây - bạn nhìn xe phía trước chạy qua một vật cố định nào đó ở bên đường: cột đèn, biển báo… và bắt đầu đếm ước lượng từ 1 đến 3, khoảng thời gian tương ứng đủ 3 giây. Nếu trời mưa, tầm quan sát bị ảnh hưởng hoặc tốc độ cao, thì nên tăng lên 4-5 giây. Hãy chú ý các biển chỉ dẫn lưu ý khoảng cách 50 - 100 - 200m.
5. Việc lùi, đỗ xe
Không bao giờ lùi xe, quay đầu xe, đi ngược chiều trên đường cao tốc. Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường. Trong trường hợp cần phải dừng xe, phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy (dừng xe ở làn khẩn cấp); nếu không được, phải tìm mọi cách báo hiệu để người lái xe khác được biết, bằng các vật dụng dễ quan sát hay có tác dụng phản quang (sử dụng ban đêm).
6. Việc ra, vào, chuyển làn trên đường
Khi vào hoặc ra khỏi đường cao tốc, phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi trên làn đường chính. Chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn, luôn chú ý phía sau và luôn xi-nhan. Không chuyển làn kiểu cắt đầu xe khác hay chuyển nhiều làn đường cùng một lúc.
7. Quy tắc an toàn
- Tránh tối đa việc thực hiện các thao tác khác có thể ảnh hưởng đến việc lái xe: chỉnh điều hòa, âm thanh, sử dụng điện thoại di động, tìm đồ vật... Khi lưu thông ở tốc độ cao thì chỉ một sơ xuất thao tác cũng có thể gây mất lái.
- Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc an thần hoặc có tác dụng ức chế thần kinh. Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng; một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới khả năng lái xe của bạn.
- Lái xe ban đêm rất nguy hiểm, nhất là từ 0h đến 6h sáng, bởi đó là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi nhất. Trong những trường hợp bắt buộc phải lái xe ban đêm, bạn hãy tìm một trạm dừng chân hoặc một chỗ được phép đỗ để nghỉ ngơi (nhớ bật đèn cảnh báo) nếu quá buồn ngủ, khoảng thời gian 15 - 30 phút sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe để tiếp tục lên đường.
Khi nhập đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, phải cho xe chạy trên làn đường tăng tốc, rồi quan sát đủ điều kiện an toàn giao thông mới vào làn đường của đường cao tốc. Còn khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang các làn đường phía bên phải, phải cho xe chạy trên làn đường giảm tốc rồi mới chuyển sang đường nhánh.
Đặc biệt chú ý, chuyển làn cẩn thận và không tuỳ hứng, chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép. Không nên tuỳ tiện chuyển làn kiểu cắt đầu xe khác, chuyển nhiều làn một thời điểm, giữ tốc độ hợp lý và không đi vào điểm mù của xe trước. Khi chuyển làn phải luôn giữ khoảng cách an toàn với các xe phía trước, phía sau và xe bên cạnh.
8. Khoảng cách an toàn
Hiện nay, trên một số tuyến cao tốc như Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Ninh Bình đã lắp đặt cụm biển đo khoảng cách 0m - 50m - 100m giúp lái xe ước lượng khoảng cách tới xe phía trước. Loại biển này thường được cắm tại vị trí bắt đầu vào đường cao tốc, sau trạm thu phí, điểm vào đường cong và trên mỗi 5km đường thẳng, cầu cạn. Tuy nhiên, với những tuyến đường chưa lắp đặt hệ thống biển báo này, người lái cần sử dụng “Quy tắc 3 giây” để xác định khoảng cách an toàn.
Bước 1: Tìm một vật cố định trên đường làm mốc như một biển báo, một cái cây, hoặc một cọc tiêu trên đường, nhưng đừng phân tâm quá mức để tránh gây nguy hiểm cho việc lái xe.
Bước 2: Khi xe phía trước bắt đầu vượt qua mục tiêu, phải bắt đầu đếm chậm rãi 1…2…3… sao cho ứng với 3 giây. Việc đếm này sẽ giúp lái xe đo khoảng cách với xe phía trước.
Bước 3: Nếu xe đi quá mốc trước ba, đồng nghĩa với khoảng cách chưa an toàn, lúc này nên đi chậm lại và thử đếm lại.
Đặc trưng khi lái xe trên cao tốc là các xe lướt qua nhau với tốc độ cao, khoảng 100 km/h. Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra trên cao tốc thường do lỗi chủ quan của tài xế như chạy không đúng tốc độ, thiếu quan sát hoặc thiếu kỹ năng cần thiết khi tham gia giao thông..., như khi chuyển làn quá nhanh, tài xế có thể cắt mặt xe phía sau hoặc húc vào xe phía trước gâu hậu quả khôn lường. Vì thế hãy nghiêm túc khi tham gia giao thông để bảo đảm tính an toàn cho mình và cho người khác./.
Một số giải pháp nhằm nâng cao an toàn giao thông ở Việt Nam hiện nay  (13/12/2019)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm