Đạo đức giả
“Đạo đức giả” từ tiếng Hy Lạp là Hypokrites, tức là mô tả một diễn giả hoặc một diễn viên trên sân khấu thường mang mặt nạ. Nghĩa gốc đó vẫn giữ nguyên trong cuộc sống thực, khi nhiều người mang thói đạo đức giả cũng sống không khác gì những diễn viên mang nhiều bộ mặt. Bề ngoài, họ đóng vai chuẩn mực, đạo đức một cách thật tròn trặn, nhưng bên trong đầy rẫy những thói giả dối, những hành động phi đạo đức.
Thời gian gần đây, khi toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái về đạo đức thì gia tăng một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó không ít là cán bộ lãnh đạo có xu hướng “chủ động” giả đạo đức để đối phó. Đạo đức giả không chỉ nhằm che đậy bản chất thật, che đậy những việc làm khuất tất, mà còn nhằm đạt được mục đích vụ lợi cá nhân, biến thành phương tiện, công cụ để tìm kiếm lợi ích vật chất, thậm chí biến thành các thủ đoạn chính trị để đoạt lợi ích cho bản thân, gia đình và lẩn trốn sự kiểm tra, giám sát của tập thể, quần chúng nhân dân…
Nguy hại hơn, tình trạng không hiếm gặp ở không ít các cơ quan, tổ chức hiện nay là nhiều người dù biết nhưng không đấu tranh với thói đạo đức giả, thậm chí còn dung túng cho nó. Tâm lý thờ ơ, ngại va chạm, tự an ủi mình với suy nghĩ “cuộc sống luôn không hoàn thiện” của số đông tạo môi trường, “đất sống” cho thói đạo đức giả phát triển. Những cá nhân đạo đức giả tồn tại như một sự bình thường và chính những cái “bình thường” này phản ánh thực tế là không ít tập thể đã dần mất đi ý thức và hành động đấu tranh với cái xấu, cái giả dối, cái phi đạo đức. Khi con người dần mất đi những phẩm chất tốt đẹp, xã hội sẽ dần mất đi những chuẩn mực giá trị.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã nhận diện rõ 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, trong đó, nhấn mạnh rõ biểu hiện đầu tiên chính là cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi…
Có thể thấy, nguyên nhân sâu xa dẫn đến thói đạo đức giả trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay chính là chủ nghĩa cá nhân. Do vậy, đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa cá nhân cũng chính là cách chống thói đạo đức giả từ gốc, đồng thời với coi trọng xây dựng văn hóa chính trị trong Đảng, đề cao và lan tỏa những giá trị đạo đức tốt đẹp rộng rãi trong xã hội./.
"Trồng hoa hồng trên giấy"  (01/06/2021)
Phía sau “màu hồng” quyền lực  (27/05/2021)
Để lời nói thực sự là “gói vàng”!  (21/05/2021)
Quy hoạch “trên giấy”!  (09/05/2021)
Toàn dân làm công tác cán bộ  (10/04/2021)
Chung quy cũng chỉ vì... lợi ích  (30/03/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển